Hằng ngày bạn thường nghe thấy những tin tức kiểu như: Số lượng cử nhân thất nghiệp đang ở mức báo động, sinh viên Việt Nam quá yếu “kỹ năng mềm”… Quả thật, bảng điểm đẹp chưa hẳn đã giúp bạn thành công bởi vì giữa trường học và trường đời là một khoảng cách rất lớn.
Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn nên trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết giúp bạn tự tin, có được sự tôn trọng của mọi người và dễ dàng đạt được những gì bạn mong muốn.
Hãy đọc và so sánh xem bạn đã đạt được bao nhiêu trong số những kỹ năng dưới đây:
1. Nuôi dưỡng ước mơ
“Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đuổi theo bạn.” Giữ vững tốc độ là điều quan trọng để đạt được mục tiêu.
Thầy cô và bố mẹ không thể luôn đi bên cạnh để giám sát, nhắc nhở bạn vậy nên đừng bao giờ quên đi ước mơ của mình.
2. Tính kỷ luật
Phương tiện truyền thông xã hội đang ngày một phổ biến và lan rộng, tính kỷ luật có vẻ như bắt đầu khó kiểm soát. Tuy nhiên, chỉ bằng cách tuân theo nếp sống kỷ luật, bạn mới có thể tập trung thực hiện mục tiêu đề ra của mình.
Chính tính nghiêm túc, kỷ luật cao của người dân Nhật Bản đã tạo nên đặc trưng riêng của đất nước mặt trời mọc này. Người Nhật đã bắt tay vào công việc là nghiêm túc đi kèm với cẩn thận và trách nhiệm.
>>> Kỹ năng sống: Học Người Nhật Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề
Trong mắt người khác đôi khi tính cẩn thận đến từng chi tiết đó nghe có vẻ hơi ngớ ngẩn, thừa thãi. Nhưng chính từ việc chu đáo trong từng tiểu tiết mới có thể làm tốt những việc lớn khác.
Sinh viên ngay từ lúc ngồi trên giảng đường cũng nên rèn luyện tính kỷ luật. Hãy bắt đầu từ việc đơn giản nhất như đi học đúng giờ, thay vì trùm chăn ngủ nướng thêm 15 phút.
3. Siêng năng
Đôi lúc may mắn đi bên cạnh thành công, nhưng thành công chưa bao giờ là phép màu bởi nó được xây từ những nỗ lực, cố gắng ngày qua ngày.
Đừng mong chờ vào những “phím tắt” trong cuộc sống mà chính quá trình tích lũy chăm chỉ sẽ đưa bạn đi đến mục tiêu.
4. Sống chan hòa
Có biết bao người bạn sẽ gặp trong hành trình cuộc đời và bạn cần đến họ để hỗ trợ, giúp sức đi tiếp đến thành công. Muốn ai đó giúp mình thì trước tiên hãy chiếm được thiện cảm của họ.
Các câu lạc bộ hay họat động ngoại khóa trong trường sẽ đưa đến cơ hội để bạn sống trong môi trường tập thể và học cách xây dựng mối quan hệ xã hội từ đó.
5. Khả năng lãnh đạo
Biết đánh giá thời cơ, nắm được cốt lõi vấn đề… tập trung ở yếu tố lãnh đạo. Đây cũng là điều mà nhiều công ty tuyển dụng tìm kiếm ở các sinh viên ra trường.
Tích cực tham gia họat động trong môi trường tập thể là cơ hội mở ra để bạn tìm kiếm và khai thác khả năng lãnh đạo trong bản thân mình.
6. Đứng vững sau thất bại
Ông cha ta có câu, “Thất bại là mẹ thành công”. Thực tiễn cho thấy không ai có thể phủ nhận được điều đó.
Người thành công không phải là người đi trên con đường êm đềm, phẳng lặng mà đó phải là người biết đừng vững sau thất bại. Đời sống tự nhiên cũng ẩn chứa bài học này, một cây xanh sau cơn bão hoặc kiên cường chống chọi hoặc gãy cành, bật tung gốc rễ.
Xem thêm Sự lợi hại của thất bại
7. Cư xử đúng mực
Đừng tìm đường tắt để đi đến thành công nhưng hãy tin rằng cuộc sống rất công bằng, có cho đi và nhận lại. Nếu bạn đối xử tốt với mọi người xung quanh thì không vì lý do gì họ lại không yêu mến bạn.
Cách cư xử đúng mực, phù hợp trong những môi trường khác nhau là điều quan trọng để bạn giữ được hình ảnh tốt đẹp trong mắt người khác. Gia đình đóng vai trò quan trọng trong đoạn định hình nhân cách.
8. Có trách nhiệm
Người thành công thường mang trên vai những trọng trách nặng nề. Nếu bạn là một sinh viên thiếu ý thức, vô trách nhiệm thì đừng hy vọng khi ra trường bạn có thể tiến xa như bạn bè đồng trang lứa.
Tinh thần trách nhiệm này cha mẹ có thể dạy cho trẻ từ khi con nhỏ bằng việc phân công cho trẻ các nhiệm vụ nhẹ nhàng. Từ đó chúng sẽ ý thức được giá trị của trách nhiệm.
9. Biết tha thứ
Người khôn khéo sẽ hiểu ác cảm, hận thù không bao giờ là cách tốt để điều chỉnh quan hệ xã hội hay thái độ. Chính cái nhìn tiêu cực đó sẽ tước đi những cơ hội khác mà bạn không bao giờ ngờ tới.
Hận thù không dập tắt được hận thù, chỉ có tình thương yêu mới dập tắt được hận thù, quy luật từ ngàn năm vẫn vậy.
>>> Kỹ năng sống: 9 bước để tha thứ
10. Kiên nhẫn
Điều tốt đẹp sẽ đến với ai biết chờ đợi. Đó là lý do tại sao kiên nhẫn là một đức tính quan trọng.
Chờ đợi không phải theo cách là “ôm cây đợi thỏ” mà là biết chờ thời cơ, hiểu rõ tình thế, đặt ra mục tiêu phù hợp với khả năng của mình. Kiên nhẫn để không bốc đồng, nóng vội và đưa đến lựa chọn sai lầm.
Theo Peview.com
Xem thêm bài viết kỹ năng 10 Điều Không Nên Lãng Phí Khi Còn Trẻ