Không phải ai cũng đạt được thành công ngay khi bắt đầu, nhưng nếu biết nguyên nhân của sự thất bại bạn sẽ dễ dàng tìm được con đường đi đến thành công.
Đường tới thành công
Thứ 1: Thiếu kiến thức
Thiếu kiến thức hay cụ thể hơn là thiếu khát khao học hỏi để làm giàu. Để có được thành công, mỗi người cần nỗ lực tìm tòi các thông tin về những vấn đề liên quan đến tài chính và học hỏi thêm kiến thức. Rất nhiều người không biết đi đâu để tìm được những lời khuyên tài chính khách quan vì vậy họ không làm gì cả. Chính vị vậy mà không ít nhà đầu tư đã tự làm hại sự nghiệp của mình khi mải miết chạy theo những tin đồn, những con sóng giả và bị thaao túng bởi tâm lý bầy đàn.
Thứ 2: Thất bại trong việc lập kế hoạch
Bạn có biết rằng chỉ 5% dân số thế giới đặt mục tiêu tài chính và chỉ có 2% biết lập kế hoạch cho mục tiêu của mình? Việc lên kế hoạch mang nhiều ý nghĩa: họ sẽ có định hướng và có động lực. Họ chính là những người chiến thắng! Không có một kế hoạch cụ thể, những mục tiêu của bạn sẽ dễ dàng bị lãng quên dần dần từ ngày này sang ngày khác. Nếu bạn có mục tiêu , bạn sẽ biết bạn muốn đạt được điều gì, phải thực hiện như thế nào và ra sao.
Thứ 3: Sử dụng thời gian không hợp lý và thói quen làm việc không hiệu quả
Thời gian chính là tiền bạc – Bạn có thể sử dụng chúng hay đầu tư chúng một cách hiệu quả. Khi bạn lãng phí thời gian, bạn đang lãng phí các giá trị của bản thân mình. Sử dụng thời gian chính là yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa những người thành đạt và không. Hãy tự hỏi tại sao có những sinh viên nghèo, vừa học vừa làm thêm lại vẫn học giỏi trong khi có không ít người có cuộc sống no ấm nhưng lại không thể tự tạo dựng sự nghiệp cho riêng mình. Hãy lên kế hoạch hàng ngày cho những gì mà bạn thực sự muốn làm.
Thứ 4: Thiếu tầm nhìn xa rộng
Những người thành đạt có thể nhìn thấy những việc nên làm trong hiện tại và tương lại. Cho dù một số người sẽ nghĩ những suy nghĩ của bạn chỉ là ảo tưởng, thì bạn vẫn cần có một giấc mơ để biến giấc mơ đó thành sự thật. Khoản tiền mà bạn có thể có chỉ có thể bắt nguồn từ số tiền bạn tích kiệm hay từ các khoản đầu tư có lời, trừ phi bạn là người may mắn được thừa hưởng tài sản kếch sù. Những người có tầm nhìn xa rộng sẽ biết cách đầu tư để nhân thu nhập của họ lên gấp nhiều lần. Hãy làm việc để có tiền, và sử dụng tiền để làm việc cho mình.
Thứ 5: Không dám đổi mới
Đừng bị sự sợ hãi rủi ro làm bạn chùn bước. Nhà đầu tư đại tài W. Buffet đã từng khuyên bạn phải biết “sợ hãi khi người khác tham lam nhưng lại tham lam khi mọi người sợ hãi”. Những người kiếm được bộn tiền là những người thường đi ngược với những gì người khác làm, bán khi những người khác mua, và ngược lại mua khi người khác bán. Một cái đầu tỉnh táo sẽ giúp bạn luôn có được những quyết định chính xác và bỏ qua những “tín hiệu nhiễu” xung quanh.
Thứ 6: Quản lý nợ kém – vay nợ quá nhiều
Nhiều người có thói quen chi tiêu phung phí và không thể tích trữ được gì cho mình. Nếu bạn vay tiền để mua một thứ là tiêu sản, với các khoản lãi phải trả hàng tháng, điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải trả nhiều hơn nữa so với chi phí ban đầu của tiêu sản đó.
Hãy nhớ câu chuyện về hai con số: 0,99 và 1,01 – chênh lệch truyệt đối của hai con số này chỉ là 0,02 nhưng nếu bạn mũ n hai con số này, kết quả đạt được một bên là 0 và bên kia là giá trị vô cùng. Sự chi tiêu và tiết kiệm của bạn cũng như vậy, nếu bạn liên tục tích lũy thì dù con số tiết kiệm có là bao nhiêu, bạn vẫn sẽ là người thành công; nếu vẫn chi tiêu quá đà, nợ nần thì chờ đợi bạn sẽ là con số 0 tròn trĩnh.
Thứ 7: Thiếu khát khao làm giàu do suy nghĩ tiêu cực
Suy nghĩ tiêu cực là vấn đề cá nhân lớn hơn tất cả các nguyên nhân khác. Những người thành công là những người lạc quan, trong khi những người không thành công lại có thái độ bị quan. Hãy ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực, cứng nhắc mà thay vào đó là sự tin tưởng tuyệt đối vào bản thân, vào những gì mình đang nỗ lực và cả một tương lai tốt đẹp. Hãy hòa mình với những người thành công.
Thứ 8: Không đủ khả năng tự bảo vệ trước những sự việc bất ngờ xảy đến
Bên cạnh việc gia tăng số tiền kiếm được bạn còn phải học cả sự gia cố cho những thành quả mà mình đã có được cũng như bảo đảm sự ổn định của tương lai trước những biến cố bất ngờ. Đó là những việc như mất nhà do thiên tai hay tử vong… Sự bảo hộ phù hợp (các khoản bảo hiểm) cho những trường hợp này là yêu tố vô cùng quan trọng cho sự thành công. Những nhà tài chính thành đạt nhưng không biết sử dụng bảo hiểm cũng có thể có nguy cơ gặp rủi ro.
Thứ 9: Thiếu tính kỷ luật
Hầu hết mọi người đều rất khó khăn trong việc tiết kiệm: thật dễ dàng để nói có hơn là không. Những người không thể nói “không” sẽ không đạt được thành công. Rất nhiều người dễ dàng bị dụ dỗ bởi các mẩu quảng cáo và tự tiêu tốn hết tiền của của mình.
Thứ 10: Sự chần chừ
Nhiều người đưa ra các kế hoạch tiết kiệm khi đã quá muộn. Những người trẻ tuổi có lợi thế và các cơ hội tuyệt vời bởi họ có thời gian làm người bạn đồng hành. Nếu như bạn muốn thành công, bạn có ý định để thành công thì hãy thực hiện nó ngay và nhớ rằng khoảnh khắc thành công luôn đến từ một quá trình chuẩn bị lâu dài.
Theo Tailkvn