Trái với suy nghĩ của mọi người, sách in chưa bao giờ chết, thậm chí đang phát triển mạnh. Trong thế giới thông tin, sự phát triển của cái sau không triệt tiêu cái trước.
Sự băn khoăn về bản chất của kỷ nguyên thông tin đã tạo ra nhiều hiểu lầm. Nó là lỗi của một người nhưng là vấn đề của mọi người.
1. Sách đã chết: Sai lầm. Hàng năm, số lượng sách được in ra ngày một nhiều. Các chuyên gia dự báo năm 2011 sẽ đón nhận sự ra đời của khoảng 1 triệu tên sách mới. Ngày 01/10/2010 tại Anh được coi như ngày “Siêu Chủ Nhật” khi 800 cuốn sách mới được công bố. Số liệu từ Mỹ mới chỉ được cập nhật đến năm 2009 và không phân biệt giữa sách mới và sách được ấn bản lại.
Thế nhưng con số 288.355 đủ cho thấy một thị trường sách đang tăng trưởng ấn tượng, tăng trưởng trong năm 2010 và 2011 sẽ còn khả quan hơn. Hơn thế nữa con số trên chưa tính đến số sách được tự ấn bản và in theo yêu cầu.
Ngành công nghiệp sách phát triển bùng nổ tại nhóm nước mới nổi như Trung Quốc hay Braxin. Dù được tính bằng cách nào đi nữa, ngành sách vẫn phát triển chứ không hề đi xuống và chắc chắn không chết.
2. Chúng ta đã bước vào kỷ nguyên thông tin.Lời tuyên bố này được đưa ra cứ như thể thông tin không tồn tại trong các kỷ nguyên khác. Mỗi kỷ nguyên đều là kỷ nguyên thông tin theo cách riêng của nó và tùy thuộc vào phương tiện truyền thông ở thời kỳ đó. Không ai có thể phủ nhận loại hình giao tiếp đang thay đổi nhanh chóng thế nhưng sẽ thật sai lầm nếu cho rằng thay đổi được coi như chưa từng có tiền lệ.
3. Tất cả mọi thông tin đều có sẵn trên mạng. Những ai đều từng làm nghiên cứu đều khẳng định tuyên bố này thực sự ngu ngốc. Chỉ một phần tài liệu lưu trữ được số hóa.
Phần lớn các quy định của tòa án cũng như quy định pháp lý, kể cả ở cấp độ nhà nước hay liên bang, chẳng bao giờ xuất hiện trên mạng Internet. Rất nhiều quy định cũng như báo cáo của các cơ quan công quyền cho đến nay và mãi mãi sẽ vẫn là bí mật đối với nhóm đối tượng mà nó gây ảnh hưởng trực tiếp.
Google ước tính rằng 129.864.880 cuốn sách tồn tại trên thế giới và cho đến nay hãng tuyên bố đã số hóa được khoảng 15 triệu cuốn sách, tương đương khoảng 12%.
Vậy làm sao khoảng cách này có thể được thu hẹp trong khi mỗi năm hàng triệu tác phẩm mới được xuất bản? Và làm sao thông tin từ các nguồn không được in ấn sẽ xuất hiện trên mạng?
Khoảng hơn một nửa các bộ phim được sản xuất trước năm 1940 cho đến nay đã biến mất. Bất chấp nỗ lực lưu trữ hàng triệu tin nhắn bằng công cụ blog, email hay thiết bị cầm tay, phần lớn dòng chảy thông tin hàng ngày đều biến mất.
Chất lượng của các đoạn văn bản được số hóa đi xuống nhanh hơn so với bản in. Ông Brewster Kahle, người tạo ra Internet Archive (lưu trữ tài liệu trên mạng Internet), tính toán rằng vòng đời của một URL được 44 ngày. Phần lớn thông tin không được cung cấp trên mạng và phần lớn thông tin đã từng xuất hiện rồi sẽ biến mất.
4. Đang có quá nhiều thư viện. Ở bất kỳ nơi nào trên nước Mỹ, các nhân viên thư viện cho biết họ chưa bao giờ có nhiều người đến đọc sách đến như vậy. Tại đại học Harvard, phòng đọc luôn đông chật người. 85 chi nhánh của hệ thống New York Public Library lúc nào cũng đông kín.
Các thư viện cung cấp sách, video, và nhiều tài liệu đọc khác. Ngoài ra, thư viện còn mang đến cho người đọc sách nhiều tiện ích: tiếp cận thông tin của doanh nghiệp nhỏ, hỗ trợ làm bài tập về nhà, trò chơi cho trẻ sau giờ học, thông tin việc làm (việc các thông tin đăng tuyển biến mất tại báo in khiến dịch vụ này của thư viện trực tuyến trở nên rất quan trọng với người thất nghiệp.”
5. Tương lai số. Đúng nhưng dễ gây hiểu nhầm. Trong 10, 20 hoặc 50 năm nữa, môi trường thông tin sẽ số hóa mạnh mẽ thế nhưng sự phát triển của phương tiện điện tử không đồng nghĩa với việc thông tin bản in sẽ không còn quan trọng.
Nghiên cứu từ lịch sử cho thấy loại hình giao tiếp mới không nhất thiết triệt tiêu cái cũ, ít nhất trong ngắn hạn. Đài không giết chết báo. Tivi không giết đài. Quan điểm chính xác hơn sẽ bỏ đi lối suy nghĩ thông thường rằng sách bản in và sách điện tử tồn tại đối nghịch và ở 2 thái cực khác nhau trên phương diện công nghệ. chết đài. Internet không thủ tiêu Tivi. Tỏng mỗi trường hợp, môi trường thông tin trở nên giàu có và phức tạp hơn. Chúng ta đang trải qua giai đoạn chuyển giao quan trọng trong sự tiến hóa số.
5 hiểu lầm trên đã cản trở người ta hiểu được sự chuyển dời trong môi trường thông tin. Nó khiến cho người ta tưởng thay đổi diễn qua quá lớn. Họ nhìn nó trong sự đối nghịch, trước và sau, trắng và đen.
Quan điểm chính xác hơn sẽ bỏ đi lối suy nghĩ thông thường rằng sách bản in và sách điện tử tồn tại đối nghịch và ở 2 thái cực khác nhau trên phương diện công nghệ.
Số liệu công bố cho thấy doanh số bán sách điện tử (bản số hóa dành cho người dùng thiết bị cầm tay) tăng gấp đôi và chiếm 10% doanh số trên thị trường sách thương mại. Năm nay, tỷ lệ tăng trưởng dự kiến đạt từ 15 đến 20%. Thế nhưng doanh số bán sách in tăng với tốc độ tương đương.
Sự quan tâm đến sách điện tử khiến sự ham thích đọc tăng lên và thị trường tăng trưởng nói chung. Máy sách mới, vận hành như những chiếc ATM, đã khiến xu thế trở nên thịnh hành hơn. Một khách hàng bước vào cửa hàng sách và muốn mua bản số hóa. Bản text được tải về máy sách, in ra và chuyển đến người mua chỉ trong 4 phút. Như vậy mô hình bản in cũ sẽ có đời sống mới khi công nghệ điện tử được áp dụng.
Theo cafef