“Sợ hãi là một thói quen, là sự tự thương hại, thất bại, lo âu, mất niềm tin, tuyệt vọng và từ bỏ. Bạn có thể loại bỏ tất cả những thói quen tiêu cực đó với hai khẩu hiệu đơn giản: Tôi có thể và Tôi sẽ “.
– Napoleon Hill
Hy vọng rằng 6 lời khuyên này sẽ giúp bạn làm chủ những nỗi lo sợ của mình, để bạn có thể sống cuộc sống mà bạn mong muốn.
Trước khi bạn bắt đầu đọc qua 6 lời khuyên này xin lưu ý rằng: Thừa nhận nỗi sợ hãi của bạn là phần dễ dàng – nhưng làm chủ nỗi sợ hãi của bạn là công việc khó khăn và là một cuộc hành trình cả đời.
Xem thêm 12 điều bạn nên “dũng cảm” làm trước tuổi 30
1. Thoải mái với nỗi sợ và mời nó vào cuộc sống của bạn.
Hãy làm những điều mà bạn thấy lo sợ. Hãy hành động và đối mặt với nỗi sợ hãi của bạn – bạn càng làm việc này nhiều thì bạn càng tự tin và mạnh mẽ hơn.
“Bạn có được sức mạnh, lòng can đảm và sự tự tin mỗi khi bạn thực sự dừng lại để đối mặt với nỗi sợ hãi. Bạn có thể nói với chính mình: Tôi đã trải qua điều kinh dị này. Tôi có thể xử lý bất cứ điều gì xảy đến tiếp theo! Bạn phải làm những điều bạn nghĩ rằng bạn không thể làm được. ” – Eleanor Roosevelt
2. Hiểu rằng nỗi sợ chỉ nằm trong tâm trí chúng ta
Chúng ta có thể kiểm soát những nỗi sợ hãi của mình, thay vì để cho chúng điều khiển. Khi bạn bắt đầu cảm thấy sợ hãi, hãy nhận thức nỗi sợ đó, cảm nhận nó và sau đó hỏi chính bạn: “Đâu là điều tồi tệ nhất có thể xảy đến với tôi khi tôi làm việc đó?” Điều tồi tệ có thể xảy ra đó có thật sự kinh khủng như bạn đã tưởng tượng không? Tốt thôi, bạn có quyền cảm thấy lo lắng và sợ hãi – nhưng đừng để cho nỗi sợ đó kiểm soát tâm trí bạn.
“Chúng ta thường cảm thấy lo sợ hơn là bị tổn thương, và chúng ta gánh chịu hậu quả từ sự tưởng tượng hơn là từ thực tế.” – Lucius Annaeus Seneca
3. Biết được ba nỗi sợ lớn của bạn
Có 3 nỗi sợ lớn là nguồn cơn của mọi nỗi sợ của bạn. Hãy viết ra 3 nỗi sợ lớn nhất của bạn và lập ra một kế hoạch để ứng phó với từng nỗi sợ cho đến khi bạn cảm thấy mình nắm quyền kiểm soát. Bạn cần biết được bạn đang đối mặt với điều gì để bạn có thể có từng hành động ở từng thời điểm. Hãy thực tế về việc chống lại những nỗi sợ của bạn. Đó là một hành trình dài, do đó bạn cần phải vội vã. Bạn chỉ cần liên tục di chuyển về phía trước.
“Mỗi chúng ta phải chống lại những nỗi sợ của chính mình, phải đối mặt trực diện với chúng. Cách chúng ta vượt qua những nỗi sợ đó sẽ quyết định nơi chúng ta sẽ đến trong phần còn lại của cuộc đời mình. Hoặc trải nghiệm chuyến phiêu lưu hoặc bị kìm hãm bởi nỗi sợ về nó.”
4. Tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống của bạn
Hãy lấy 1 quyển sổ và ghi chép mỗi ngày những điều sau đây trong vòng một tháng:
– 1 điêu tích cực đã xảy đến với bạn ngày hôm nay
– 1 điều khiến bạn biết ơn ngày hôm nay
– 1 điều tốt mà bạn đã làm ngày hôm nay, giúp đỡ một ai đó chẳng hạn
Vào cuối tháng hãy đọc lại sổ tay của bạn và viết ra 3 việc mà bạn cảm thấy tích cực nhất, 3 thứ mà bạn cảm thấy biết ơn, và 3 việc tốt mà bạn đã làm. Nếu có thể hoàn tất bài tập này, tôi chắc chắn là bạn sẽ cảm thấy lạc quan hơn và bạn sẽ nhìn thấy một bức tranh tươi sáng hơn về tương lai của bạn.
“Sứ mệnh cuộc sống của tôi không chỉ đơn thuần là tồn tại, mà là phát triển mạnh mẽ, với niềm đam mê, sự cảm thông, khiếu hài hước và phong cách.” – Maya Angelou
Xem thêm 8 Bí Quyết Phát Triển Kỹ Năng Sống Tích Cực
5. Chuẩn bị cho những giai đoạn khó khăn và thất bại
Đó là một cuộc hành trình dài cả đời để kiểm soát những nỗi sợ hãi của bạn. Hãy học hỏi từ những người không biết sợ hãi về cách bạn có thể kiên cường và cảm thấy can đảm hơn. Sự kiên cường và dũng cảm đó sẽ cho bạn sức mạnh và sự quyết tâm cần để làm chủ những nỗi sợ của bạn.
“Cuộc sống sẽ như thế nào khi chúng ta không có đủ dũng khí để theo đuổi bất cứ việc gì?” – Vincent Van Gough
6. Lên kế hoạch để trở nên vĩ đại
Có một kế hoạch hành động có nghĩa là bạn sẽ không rơi vào cái bẫy của việc dành quá nhiều thời gian, năng lượng và sự chú ý cho những nỗi sợ hãi. Hãy chịu trách nhiệm và bắt đầu hành động để đạt được kết quả. Trong kế hoạch đó bạn cần phải suy nghĩ thực tế về bản thân mình và các bước hành động cần có để đạt được ước mơ. Bạn cần phải tính toán, giảm thiểu và kiểm soát mức độ rủi ro – điều này rất quan trọng đối với sự thành công của kế hoạch của bạn.
Điều cuối cùng và quan trọng nhất cần phải lưu ý trong kế hoạch của bạn là bạn có trách nhiệm ăn mừng chiến thắng của mình. Những chiến thắng trong quá khứ và hiện tại cần phải được ghi nhớ, sẻ chia và ăn mừng. Đừng quên ăn mừng những thành công của bạn, nếu không những nỗi sợ hãi của bạn sẽ bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn trong những suy nghĩ hàng ngày của bạn.
Hãy thoải mái với những nỗi sợ của bạn, trân trọng chúng và bắt đầu học cách trở thành một người thành thạo trong việc quản lý những nỗi sợ của bạn. Khi đã kiểm soát được những nỗi sợ của mình bạn sẽ bắt đầu hoàn thành những thử thách trong cuộc sống mà bạn từng nghĩ mình không thể vượt qua. Bạn sẽ thấy rằng bạn bắt đầu sống những khoảnh khắc hạnh phúc và tuyệt vời nhất khi đã đẩy lùi những nỗi sợ của mình. Tại sao bạn lại không muốn làm chủ những nỗi sợ của mình nếu bạn đã biết phần thưởng sẽ tuyệt vời như thế nào?
Đừng quên chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!
Xem thêm 9 Cách Thoát Khỏi Tâm Trạng Tiêu Cực
Vui lòng ghi rõ nguồn ima.edu.vn khi trích dẫn bài viết này