Hãy tạm quên đi tất cả những gì bạn đã từng biết. Hãy mở rộng cánh cửa sổ tâm hồn và sử dụng những ý tưởng vô cùng hữu ích này một cách khôn ngoan.
1. Đó không phải là cuộc hành trình nhưng là sự chuẩn bị
“Người bạn đời chính là người đồng sáng lập công ty gia đình, và quá trình tiến triển của hôn nhân luôn đòi hỏi tính chu đáo ở khâu chuẩn bị hậu cần, đặc biệt là khi có em bé”. Finkel nói rằng “Nếu bạn không đồng thuận với bạn đời, bạn sẽ cảm thấy mình bị đuối sức, mệt mỏi và làm việc ít hiệu quả. Và nếu vấn đề trở nên nghiêm trọng, khó mà hình dung ra mối quan hệ sẽ như thế nào”
Thời gian yêu và tìm hiểu nhau chưa thấy hết được các nhiệm vụ khó khăn để xây dựng hạnh phúc trong hôn nhân . Để đánh giá một mối quan hệ. nhà nghiên cứu Finkel đề nghị bạn hãy đưa ra một vài thử thách, nhờ đó bạn trang bị cho bản thân kỹ năng hợp tác, chia sẻ với người bạn đời và giải quyết vấn đề.
Hãy cho nhau cơ hội để cùng cộng tác, cùng làm gì đó “căng thẳng” một chút. Thay vì xem ti vi và làm gì đó dễ chịu, hãy thực hiện một chuyến đi chơi đòi hỏi sự phối hợp của cả hai, yêu cầu mỗi người chịu trách nhiệm 6 công việc, và hỏi nhau xem “chúng ta sẽ hoàn thành trách nhiệm đã thỏa thuận như thế nào?”
2. Khen ngợi thì tốt hơn là thông cảm
Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng cách bạn phản ứng lại với những tin tốt lành của người bạn đời quan trọng hơn và được người bạn đời chú trọng hơn là cách bạn phản ứng lại với những tin xấu của anh ta. Theo nghiên cứu, các cặp vợ chồng cho biết họ hài lòng về cuộc hôn nhân của họ nhiều hơn vì sự gắn bó, quan tâm tổ chức những sự kiện có ý nghĩa quan trọng với họ như: sinh nhật, kỷ niệm cưới, kỷ niệm quen nhau, lễ tình nhân,…Họ cảm thấy gần gũi hơn và trân trọng lẫn nhau hơn là chỉ đơn thuần động viên nhau trong thời kỳ khó khăn
Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận ý kiền của 79 cặp vợ chồng khi họ nói chuyện về những sự kiện tích cực cũng như tiêu cực trong cuộc sống của họ. Người ta nhận ra rằng sự khen ngợi khiến mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn là việc thông cảm với những tin xấu, tệ hơn là cử chỉ thông cảm hời hợt như mỉm cười miễn cưỡng hoặc quay lại với công việc đang dang dở của mình. Nhưng dần dần, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy những phản ứng hời hợt sẽ làm giảm bớt sự hòa hợp và cảm giác thỏa mãn trong tình cảm lứa đôi
Vì thế, khi người bạn đời tung ra một tin tốt lành ngay khi bước vào cửa, bạn hãy dành cho anh ấy một sự ưu ái và khiến anh ấy cảm nhận được bạn tự hào về anh ấy như thế nào nhé! Đàn ông rất nhạy bén, vì thế chồng của bạn có thể cảm nhận được sự quan tâm của bạn có chân thành hay không. Nếu ngay lúc đấy bạn chưa biết phải phản ứng thế nào với tin vui của anh ấy, bạn có thể đặt câu hỏi tại sao anh ấy lại vui đến thế. Điều này sẽ tốt cho anh ấy vì bạn đang đưa ra một phản hồi tích cực, và nó sẽ giúp ích cho bạn vì nó cho bạn hiểu sâu sắc hơn về điều làm anh ấy vui.
Khen ngợi chân thành và đơn giản là minh chứng vững chắc thể hiện sự quan tâm của bạn dành cho anh ấy.
3. Trở thành người phụ nữ mạnh mẽ biết nói lên nhu cầu của mình
Bạn sẽ nghĩ tiến sỹ John Gottman, người sáng lập viện Gottman (hay còn gọi là phòng thí nghiệm Tình Yêu) cùng với vợ, Julie sẽ không phạm phải sai lầm ngớ ngẩn nào trong mối quan hệ của mình. Nhưng ông ta đã không ít lần vấp phải sự bất đồng ngôn ngữ và suy nghĩ đối với người vợ bận rộn của mình.
Ông Gottman chia sẻ bí quyết trao đổi hiệu quả với người bạn đời của mình như sau. Mỗi lần người vợ bận rộn chỉ dành được ít thời gian cho Gottman, ông đều nói rằng: “Em chẳng bao giờ còn chỗ trống cho anh. Mọi người khác đều quan trọng hơn vì dành được một phần thời gian của em. Em điều chỉnh lại mình đi?” Và mỗi lần như thế, cô ấy chẳng thèm quan tâm gì đến ông nữa
Sau đó, Gottman đã học được từ những lứa đôi mà ông ấy nghiên cứu và phát hiện ra cách nói sau đây rất hiệu quả: “Gần đây anh có cảm giác hơi trống trải và thấy mình không được gần gũi như lúc trước. Anh thấy mình cùng chia sẻ xem có cách nào cân bằng cuộc sống để có không gian gần gũi hơn không?”
Thủ thuật mà Gottman khuyên chúng ta nên dùng là “lời mở đầu ngọt ngào” bằng cách nói với người bạn đời về những gì bạn cần và đề xuất một vài cách giải quyết.
Nhóm của ông đã phát hiện ra thậm chí trong những mối quan hệ hạnh phúc, vợ chồng thường phản ứng lại với sự tức giận bằng sự tức giận, do đó cảm xúc tiêu cực cứ ứ đọng. Tốt nhất, hãy học cách biến những xung đột thành cơ hội tìm hiểu cảm nhận của đối phương.
Chẳng hạn, thay vì nói “Tôi thì đầu tắt mặt tối cho bữa tối, còn anh thì ăn không ngồi rồi, chẳng ra phụ giúp gì”, Gottman đề nghị nói với với người bạn đời “Anh thông cảm là em thấy mệt mỏi với việc ngày nào cũng nấu ăn. Em nghĩ là hôm nay chúng ta nên đi ra ngoài ăn tối, hay anh có thể phụ em một lát nhé!”
Tình yêu
Nhiều người tham gia cuộc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Tình Yêu nhận thấy khó khăn trong việc chia sẻ những gì mình muốn. “Rất nhiều người cảm thấy xấu hổ về việc nói ra nhu cầu của mình.” Gottman nói rằng “Văn hóa của chúng ta làm cho chúng ta cảm thấy đưa ra nhu cầu là sự yếu đuối hay là một sự ích kỷ, nhưng kỳ thực nó lại là sức mạnh to lớn để hai bên hiểu về nhu cầu của nhau và thiết lập sự cảm thông, chia sẻ bền vững”
Hãy bắt đầu cuộc đối thoại bằng cách nói lên cảm nhận, nhu cầu của mình thay vì những câu chỉ trích “anh chẳng bao giờ…” hay “Anh là thằng ngốc” là một cách khôn ngoan hơn để lời “khiếu nại” được lắng nghe và có hiệu quả.
“Bạn không thể lắng nghe người khác nếu họ tấn công bạn.” Vì thế, hãy là một người xử lý cảm xúc khôn ngoan nhé!