Nhiều người vẫn tự đặt ra câu hỏi: ‘Âm nhạc ảnh hưởng như thế nào tới quá trình học tập của con người?’.
Gần đây, cứ bắt đầu vào mùa thu là trẻ em trong độ tuổi 15 hoặc các học sinh trung học phổ thông thích tham gia vào các ban nhạc và các đội hợp xướng. Lý giải cho vấn đề này, các em đã cho biết, việc tham gia vào ban nhạc hoặc các đội hợp xướng giúp các em có được sự tự tin và kỹ năng xã hội tốt hơn rất nhiều, đặc biệt giúp cho các em linh hoạt hơn, cảm thấy thông minh hơn và giải quyết các vấn đề tốt hơn.
Các thông tin trên không có gì là mới vì rất nhiều nghiên cứu chỉ ra được tác dụng của âm nhạc đối với não bộ của con người. Tuy nhiên những nghiên cứu đó chỉ là dựa trên sự ngẫu nhiên và là kết quả của những cuộc khảo sát và thống kê xã hội.
Nhiều người vẫn chưa hài lòng và tự đặt ra câu hỏi: Âm nhạc ảnh hưởng như thế nào tới quá trình học tập của con người?
Các nhà khoa học khi nghiên cứu về khoa học thần kinh, vận dụng sự phát triển của công nghệ MRI đã tiến hành nghiên cứu não người trong các hoạt động sáng tạo, thưởng thức âm nhạc và đã tìm ra được một số điểm đáng chú ý.
Một trong những người dẫn đầu nghiên cứu này là tiến sỹ Daniel J. Levitin tác giả của cuốn sách “This Is Your Brain On Music”, cuốn sách best-seller của New York Times, được dịch ra 11 ngôn ngữ.
Ông phát hiện ra rằng, trong não bộ của con người có một miền đặc biệt được dành riêng cho âm nhạc. Và rất nhiều khu chức năng xung quanh khu vực này chịu ảnh hưởng của âm nhạc. Chúng ta so sánh thực tế sự phát triển của âm nhạc lên văn hóa của con người trên toàn cầu sẽ thấy được sự giao lưu kỳ diệu của âm nhạc bởi nó vượt qua những rào cản ngôn ngữ của bất kỳ quốc gia nào. Hiểu được mối quan hệ giữa âm nhạc và chức năng não bộ, con người có thể tác động tích cực đến những người bị bệnh Parkinson như giúp họ đi bộ, giúp họ nói chuyện một cách trôi chảy…
Theo eva