Một câu chuyện giàu ý nghĩa mang đến cho mỗi chúng ta bài học lớn, đó là: Những ai muốn đạt tới một tương lai tốt đẹp, với một kết cục hoàn toàn theo ý muốn thì cách hiệu quả nhất là từng bước dành tối đa thời gian quan tâm tới và làm những điều tốt, việc tốt cũng như rèn luyện những đức tính tốt.
Một nhà hiền triết dẫn một toán học trò của mình đi ngao du khắp chốn trên đời. Trong vòng 10 năm trời thầy trò họ theo nhau đi hầu hết các nước, gặp gỡ hầu như tất cả những người có học vấn. Lúc này, thầy trò họ đã trở về, người nào người nấy kinh luân đầy một bụng, kinh nghiệm đầy mình.
Trước khi vào thành, nhà hiền triết ngồi nghỉ trên một bãi cỏ ở ngoại thành, nói với học trò của mình: “Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu nhiều, lúc này đây sự học sắp kết thúc, ta sẽ giảng cho các con bài học sau cùng”.
Các học trò kéo đến ngồi vây quanh nhà hiền triết. Một lát sau, nhà hiền triết hỏi: Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu? Các học trò đồng thanh trả lời rằng đang ngồi trên bãi cỏ hoang ở bên ngoài thành. Nhà hiền triết lại hỏi: Trên bãi cỏ hoang này có cây gì mọc lên? Học trò đồng thanh đáp, trên bãi hoang mọc toàn cỏ dại ạ!
Nhà hiền triết nói: Đúng! Trên bãi cỏ hoang này mọc toàn cỏ dại. Bây giờ ta muốn biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dại này đi? Các học trò nhìn nhau hết sức ngạc nhiên, họ thực sự không ngờ rằng, nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu những điều huyền bí của cuộc sống, vậy mà trong bài học sau cùng này lại hỏi một vấn đề giản đơn như thế.
Một người trong toán học trò lên tiếng trước: “Dạ thưa thầy, chỉ cần có một cái xẻng thôi là xong hết ạ!”. Nhà hiền triết khe khẽ gật đầu.
Một người học trò khác như phát hiện ra điều gì mới, nói tiếp: “Dạ thưa thầy, đốt lửa để diệt cỏ cũng là một cách rất hay đấy ạ!”
Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một người khác.
Người học trò thứ ba nói: “Thưa thầy, rắc vôi lên cũng có thể diệt được hết tất cả các giống cỏ đấy ạ!”.
Tiếp ngay sau đó là người học trò thứ tư anh ta nói: “Diệt cỏ phải trừ tận gốc, chỉ cần nhổ được rễ lớn là xong hết!”.
Các học trò đã lần lượt nói hết suy nghĩ của mình, nhà hiền triết đứng dậy, nói: “Bài học hôm nay đến đây là hết, các con hãy về đi, rồi theo cách mình nghĩ, mỗi người hãy diệt cỏ ở một mảnh đất trên bãi hoang này. Nếu không diệt được cỏ, một năm sau quay lại đây ta nói chuyện sau”.
Một năm sau, mọi người quay trở lại, có điều khác là bãi cỏ năm trước không còn đầy cỏ dại nữa, mà đã trở thành cánh đồng ngô lúa xanh tươi. Toán học trò lại ngồi quây quần gần ruộng lúa, chờ nhà hiền triết tới nhưng chờ mãi vẫn không thấy ông tới.
Mấy năm sau nhà hiền triết ấy qua đời, những người học trò cũ của ông đã chỉnh lý lại những tài liệu, luận thuyết mà ông nêu ra, thấy ở một chương cuối, ông đã tự ghi thêm vào một câu: “Muốn diệt hết cỏ dại ở bãi hoang, chỉ có một cách hay nhất, đó là hãy trồng cấy mùa màng lên đấy. Cũng như vậy, muốn để tâm hồn không phải buồn lo tản mạn, thì cách duy nhất là hãy chiếm cứ nó bằng những suy nghĩ tích cực và lạc quan”.
Đọc câu chuyện vừa rồi, ai mà chẳng khâm phục sự vĩ đại của nhà hiền triết và sự thông minh của các học trò của ông. Hãy thử nghĩ nếu cuộc sống của chúng ta mà thiếu những bài học sau cùng như thế này, thì dẫu có học đến hàng xe sách cũng không có ý nghĩa.
Lời bình
Càng quan tâm thực sự và đặt mức độ ưu tiên để thực hiện điều tốt, tránh xa những điều xấu xa, thói quen xấu thì kết quả bạn mong đợi sẽ càng nhanh chóng đạt được. Đó là luật nhân quả không loại trừ một ai trong chúng ta.
Giữ một thái độ hài hòa trong hành động là điều quan trọng đảm bảo cho một cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Vậy nếu bạn muốn có một kết cục trọn vẹn/ tổng thể, cho toàn tập thể; thiêng liêng, cao cả, tốt đẹp; tầm cỡ quan trọng, có tính thực chất, đem lại sự ổn định,mang ý nghĩa lâu dài; đúng với thỏa thuận, cam kết; theo kế hoạch vạch ra, phù hợp với vai trò và trách nhiệm, hòa hợp với tinh thần và văn hóa, đề cao được thuận lợi/ phù hợp với thế mạnh,… dành cho mình, bạn cần phải:
– Chú ý đến và làm nhiều hơn cho những điều toàn cục, tổng thể, toàn tập thể hơn là sa đà vào cục bộ, tiểu tiết, cá nhân
– Chú ý đến và làm nhiều hơn cho những điều thiêng liêng, cao cả, điều tốt, thói quen tốt hơn là sa đà vào thấp kém, tục tĩu, điều xấu, thói quen xấu
– Chú ý đến và làm nhiều hơn cho những điều hợp với mức độ quan trọng, có thực chất, tầm cỡ quan trọng, sự ổn định, mang ý nghĩa lâu dài… hơn là sa đà vào việc những việc vô bổ, chưa cấp thiết, hình thức, làm cho bất ổn, ngắn hạn, thời vụ
– Chú ý đến và làm nhiều hơn cho những điều đã thỏa thuận, cam kết, tin tưởng hơn là sa đà vào những điều chưa thống nhất, chưa cam kết, triệt hạ uy tín
– Chú ý đến và làm nhiều hơn cho những điều hợp với kế hoạch đề ra, hợp với vai trò và trách nhiệm hơn là sa đà vào những việc ngoài kế hoạch, trái với vai trò, trách nhiệm đang gánh vác
– Chú ý đến và làm nhiều hơn cho những điều hợp với văn hóa/ nhân văn, tinh thần, tình cảm, tâm linh hơn là sa đà vào tiền bạc, vật chất, bạo lực, phi nhân văn
– Chú ý đến và làm nhiều hơn cho những điều tăng cường thuận lợi, thế mạnh của mình hơn là sa đà vào làm ngày một khó khăn hơn, yếu hơn
Nguồn: chungta.com
Xem thêm Nghệ thuật sống: Gieo và Gặt