Có những lúc chúng ta có khả năng tập trung. Bạn hãy thử nhớ lại những lúc mình thường tập trung khi làm những thứ mình thích: chơi thể thao, chơi đàn, xem phim…Nhưng những lúc khác, tâm trí bạn bị xao nhãng hết việc này đến việc khác:
- Quá nhiều lo lắng bao vây bạn
- Những điều bên ngoài làm bạn bị phân tán
- Những vật dụng, cách thức làm bạn buồn chán, khó khăn hoặc không làm bạn thích thú…
Nếu rơi vào những lúc như vậy, bạn có thể sử dụng những mẹo vặt này nhé!
Nguyên tắc “Ở đây, bây giờ”
Khi bạn đang tập trung làm một việc gì đó, những nhiệm vụ khác cứ nối đuôi nhau xuất hiện, hãy nhắc nhở “bây giờ tôi đang học”
- Tạo một không gian, bàn ghế, ánh sáng và môi trường phù hợp dành riêng cho học tập/ nghiên cứu
- Tránh điện thoại
- Dùng một vật dụng gì đó để nhắc nhở bạn tránh xao nhãng
- Nếu bạn thích nghe nhạc trong lúc làm việc, bạn cứ nghe nhưng đừng để nó làm bạn mất tập trung
- Tạo một thời gian biểu cụ thể, hiệu quả phù hợp với đồng hồ sinh học của bạn
Tập trung
Trước khi bắt đầy học/ làm việc, hãy dành vài phút để tổng hợp những điều cần làm, những vật dụng bạn cần và nghĩ những cách thức thực hiện.
Ưu đãi cho bản thân
Tạo thuận lợi cho mình nếu bạn cảm thấy điều đó cần thiết để bạn hoàn thành nhiệm vụ như gọi điện thoại cho một người bạn, nhấm nháp một chiếc bánh, đi dạo một lát…
Đối với những dự án đặc biệt như thiết kế một đề án, viết review một quyển sách dày… thưởng cho mình một điều đặc biệt hơn.
Xem thêm bài viết Dừng Lo Lắng Và Bắt Đầu Một Cuộc Sống Vui Tươi Hơn
Việc hôm nay không để đến ngày mai
Một nguyên tắc để thành công là tránh sự trì hoãn. Bạn càng bắt tay thực hiện mục tiêu sớm bao nhiều, bạn càng tập trung bấy nhiêu. Nếu bạn để nước đến chân mới nhảy, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và áp lực với hàng mớ deadline.
Để tránh việc chia trí khi làm một việc, bạn có thể sử dụng một tấm thẻ và chia làm 3 cột “buổi sáng”, “buổi trưa”, “buổi chiều”. Và bạn sẽ ghi những công việc cần làm ở mỗi thời điểm tương tứng. Hãy giữ một tấm thẻ của ngày hôm đó. Khi thói quen này được thiết lập, bạn sẽ cảm thấy mọi chuyện thật nhẹ nhàng.
Tối ưu hóa năng lượng trong bạn
Khi nào bạn cảm thấy mình tràn đầy năng lượng nhất? Khi nào bạn cảm thấy giảm sút năng lượng nhất? Bạn nên sắp xếp những nhiệm vụ khó khăn nhất vào buổi sáng nếu đó là thời điểm bạn đầy sức sống và làm những việc dễ dàng hơn hoặc những việc bạn thích vào buổi chiều nếu lúc đó bạn ít năng lượng và mệt mỏi hơn. Mỗi người có một đồng hồ sinh học khác nhau, bạn hãy sắp xếp công việc phù hợp với cơ thể mình nhé!
Đây là 4 mẹo giúp bạn nâng cao trí nhớ của mình
1. Chơi những trò chơi thử thách não bộ như cờ vua, cờ tướng, bida để kích thích sự hoạt động của não, khả năng tư duy, lên kế hoạch chiến lược hay khả năng tổ chức. Tương tự, những bài tập thể chất cũng rất tốt cho sức khỏe tinh thần và thể lý. Đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp tăng sức mạnh tập trung của bạn nhiều.
2. Chú ý đến những chi tiết khi bạn đến một nơi hoặc gặp người nào đó như quan sát kích cỡ và màu sắc của trang phục đối phương, chiều cao, kiểu tóc, nơi gặp gỡ, số nhà, tên đường… và cố gắng điện thoại lại cho họ để tả lại cảm giác của bạn về buổi gặp gỡ. Đó là một bài tập tốt để nâng cao trí nhớ cho bộ não.
3. Chơi trò chơi
Để não có điều kiện và khả năng làm việc tốt, bạn cần thời gian để luyện tập thường xuyên như những trò chơi kích thích tư duy như trò chơi giải ô chữ và đặc biệt là bài tập “cười”- khả năng kích thích toàn bộ con người cũng như refresh lại não bộ.
4. Làm những việc mình yêu thích
Bạn cũng nên tham gia nhiều những hoạt động mới mẻ mà bạn yêu thích một cách thường xuyên như nấu ăn, vẽ tranh, làm vườn… và cố gắng thực hiện chúng bằng những cách khác nhau.
Hãy cắt tỉa mọi suy nghĩ yếu đuối, lãng phí mà không đem lại cho bạn một giá trị dinh dưỡng nào. Hãy bắt đầu nuôi dưỡng tâm trí bạn bằng những ý nghĩ tích cực và khỏe mạnh bạn nhé!
Xem thêm bài viết 5 Lời Khuyên Giúp Bạn Siêu Tập Trung