Bất đồng quan điểm là chuyện xảy ra như cơm bữa hàng ngày trong các mối quan hệ, nhưng để thống nhất tiếng nói chung và cảm thông sâu sắc cho nhau lại là một bữa ăn xa xỉ. Nếu như phải có tiền nhiều mới thường xuyên được ăn sơn hào, hải vị, bảo ngư, vi cá; thì sự thấu cảm cho đối phương chỉ “mua” được bằng một trái tim giàu tình thương và một tâm hồn biết tha thứ.
“Không phải ai cũng có thể nổi tiếng, nhưng ai cũng có thể vĩ đại” (Dr King)
Điều gì đã khiến con người lớn trong bạn không thể phát triển?
Thói quen 1: Dễ phát hiện và chỉ trích lỗi ở người khác
Trong cuộc sống gia đình, lúc bình yên thì không sao nhưng khi “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” là vợ chồng thi nhau than phiền và đổ lỗi cho người kia. Vợ cằn nhằn chồng suốt ngày đi sớm về khuya, không dành thời gian cho con cái làm nó học hành sa sút. Ông chồng chẳng vừa quát lại “Con hư tại mẹ”, bảo vợ không biết cách dạy con.
Trong khi đó, con cái thì trách cha mẹ không lắng nghe và thông cảm cho mình, lúc nào cũng bắt mình phải đạt nhiều thành tích như con người ta, hay thắc mắc “Sao bố mẹ mình không tâm lý như bố mẹ bạn Nam?” Bố mẹ mắng con chỉ biết ăn chơi đua đòi, ương ngạnh, không chăm chỉ, thông minh như con hàng xóm
Đến công ty, một ông sếp luôn cho là nhân viên làm việc kém, tác phong chậm chạp, trong khi công việc ấy mình chỉ làm nhoáng một cái là xong! Nhân viên thì cho rằng mình làm tốt thì không thấy đưa ra một lời khen nhỏ động viên tinh thần, chỉ mắc lỗi chút là sếp “nói lên nói xuống” ngay!
Đành rằng “sự thật mất lòng”, nhưng sự thật ấy xuất phát từ tấm lòng quan tâm hay chỉ muốn “dương oai diễu võ” của người nói ra?
Đành rằng đôi lúc “giận quá mất khôn”, nhưng khi lấy lại được cái khôn thì liệu có nhận ra mình đã đóng góp như thế nào vào vấn đề?
Có một thói quen chỉ trích lỗi lầm người khác không có gì là xấu hổ! Không ai muốn làm tổn thương và tự tạo khoảng cách với người khác! Suy nghĩ chúng ta vô tình bị một chút lỗi lập trình khi mình cũng là nạn nhân của những lời phê bình không đúng lên bản chất sự việc! Vì thế, bạn đừng cố lẩn tránh vì lo rằng mình khác với số đông nhé! Muốn chữa bệnh cần biết mình đang mắc phải bệnh gì, nguyên nhân và tầm ảnh hưởng của nó.
Muốn biết mình có cải tiến trong căn bệnh hay không cần để ý, đo lường được tình trạng, kết quả ở từng thời điểm.
Xem thêm bài viết Kỹ năng sống: Nhìn cuộc sống qua nhiều lăng kính
Thiết lập thói quen mới cũng như là loại bỏ căn bệnh cũ để cải tiến sức khỏe ngày càng tốt hơn! Nếu như chúng ta hiểu được nguyên nhân và kết quả của thói quen này ảnh hưởng như thế nào lên cuộc sống của mình, chúng ta có thể thay đổi! Bản thân đã “tập” được thói quen hay lên án lỗi lầm của người khác, thì đồng nghĩa với việc chúng ta có thể tập được thói quen tích cực hơn. Đó là lắng nghe! Đó là chia sẻ sự quan tâm bằng cách nói lên bản chât sự việc hơn là bản chất của người khác!
Nếu lần tới bạn bắt gặp mình rơi vào cái bẫy của tư duy tiêu cực này, hãy bắt đầu luyện tập thói quen mới bằng một suy nghĩ nhỏ nhoi rằng: “Họ đã cố gắng hết sức trong giới hạn cho phép rồi!”. Người bạn muốn tiến bộ chỉ tâm phục khẩu phục và thay đổi thực sự khi bạn giúp đỡ họ bằng một tấm lòng rộng mở, hoặc bạn thay đổi chính mình để là một tấm gương sáng!
Nếu bạn là nạn nhân, hãy cư xử sáng tạo và hài hước để giúp đối phương có cái nhìn tích cực hơn, đánh lạc hướng họ vào cảm xúc lạc quan, vui vẻ, và thẳng thắn thật thà trao đổi với họ khi đến thời điểm thích hợp. Hãy mở lòng nghĩ rằng phiên bản lập trình của họ đang cần mình hợp tác giúp đỡ!
Chúng ta cùng học hỏi hai tâm niệm sau nhé!
“Hãy giết chết họ bằng lòng tốt của bạn” (kill them by your kindness)- Công nương Diana
“ Hãy là nguồn cảm hứng để người khác thay đổi” (Be the change you wish to see) – Gandhi
Xem thêm bài viết kỹ năng sống: khám phá cuộc sống