Không ai muốn bị mất việc. Nhưng nếu chẳng may bị rơi vào tình huống này, bạn sẽ làm gì?
* Không nên quá kinh hoàng: Trước hết bạn phải bình tĩnh. Không ít người khi biết mình thuộc diện cắt giảm biên chế, thì hoang mang cực độ, coi như bị dồn đến chân tường, có người quá phẫn nộ đã không làm chủ được mình mà phạm tội. Đối với những người có hoàn cảnh kinh tế khốn quẫn, cảm thấy khó sinh sống, các chuyên gia tâm lý khuyên họ chớ nên quá điên cuồng mà mất tỉnh táo, làm liều. Bị mất công ăn việc làm bạn thường có tâm lý “tự hoài nghi”, đó là điều tự nhiên. Bạn hãy bình tĩnh tự đánh giá lại tay nghề của bạn.
Nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng, đau khổ suốt thời gian dài bạn nên tìm đến chuyên gia tâm lý để nhận được những lời khuyên.
* Không nên đi tìm công việc mới ngay sau khi bị mất việc: Hãy dành 1 đến 2 tuần để lấy lại niềm tin, khi đó hẵng đi tìm công việc mới. Nếu như bạn không có niềm tin thì mọi người cũng sẽ không tin tưởng vào bạn.
Không nên kéo dài thời gian suy tính và điều chỉnh bởi nó sẽ ảnh hưởng đến cơ hội kiếm việc làm mới của bạn.
* Không nên quá quan tâm đến địa điểm, ngành nghề, thậm chí đến cả những hạn chế của công ty xí nghiệp, cố gắng duy trì tính chịu đựng và gắng xoay xở bạn sẽ dễ dàng kiếm được việc làm.
* Thông qua trung tâm xúc tiến việc làm để mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm của bạn.
* Không nên coi thường tài sản của bạn: Hãy kiểm tra kỹ lại xem chủ cũ của bạn còn nợ những khoản lương bổng, phụ cấp gì. Thực hiện phân tích lượng tiền bạc thu chi, để biết được tình trạng tài sản hiện tại như thế nào? Bạn cũng chớ quên so sánh với thu nhập phúc lợi của vợ chồng mình.
* Tận dụng mọi cơ hội để sử dụng có ích nhất thời gian gửi hồ sơ xin việc: Tìm mọi cách để có cơ hội tiếp xúc trực tiếp gửi hồ sơ xin việc. Hồ sơ xin việc, bảng tóm tắt quá trình công tác tuy rất quan trọng, nhưng quan hệ giao tiếp của bạn càng tốt thì càng có nhiều triển vọng được chấp nhận.
* Không nên đợi ở nhà quá lâu: Nếu thời gian bạn tìm công việc vượt quá bốn tuần thì bạn nên bỏ chút thời gian để đi đây đi đó.
* Không nên quá kén chọn các cơ hội thi tuyển, phỏng vấn: Hãy xem mỗi lần thi tuyển, phỏng vấn là một lần “học tập kinh nghiệm”.
* Ghi lại tình hình phỏng vấn và quá trình liên hệ làm quen, cố gắng thực hiện thật triệt để, đừng ví lý do trí nhớ tồi mà để xảy ra những sai sót hoặc bỏ dở.
* Không nên có cách nghĩ phản diện đối với bản thân và chủ cũ: Lúc được phỏng vấn cố gắng mô tả lại công việc cũ của mình, nhìn từ góc độ chính diện tích cực. Những nỗi khổ tâm dằn vặt bạn nên xua chúng ra khỏi phòng phỏng vấn.
* Không nên mới bắt đầu đã nói tới chuyện lương bổng, phải đợi đến khi có hy vọng sẽ được tiếp nhận mới đề cập đến: Trong lần phỏng vấn đầu tiên nên tập trung giới thiệu về mình. Nếu như đối phương hỏi bạn về chế độ đãi ngộ, bạn có thể đưa ra một số vấn đề khác mà bạn cũng đang quan tâm; ví dụ: địa điểm công ty, tiềm lực phát triển và không nên nói đến lương bổng.
* Bạn nên thực hiện một dự tính thành thật. Không nên chỉ cố gắng để có được công việc, ngược lại xem thường phúc lợi mà mình theo đuổi. Tốt nhất không nên tìm những công việc mà bạn căm ghét.
Theo thegioitrongta