5. Những câu chuyện về “những giá trị để hành động”
Bạn nghĩ gì khi nhìn thấy từ “trọn vẹn”? Chân thật là gì? Làm một việc đúng với những lý do đúng đắn?
Mỗi người có thể được mỗi người hiểu một cách khác nhau. Nếu bạn muốn truyền một giá trị nào đó cho nhóm mình, hãy bắt đầu xác định chúng có ý nghĩa gì với bạn. Nếu bạn muốn nhóm của bạn chứng minh cung cách phục vụ khách hàng ở trình độ cao, bạn cần phải kể một câu chuyện thể hiện chính xác ý nghĩa bạn muốn nói tới về cung cách phục vụ bạn muốn.
Chẳng hạn, một chiến dịch quảng cáo cho chuỗi cửa hàng kính mát được thực hiện để thay cặp kính với phong cách mới nếu khách hàng không thích cặp kính họ đã mang về nhà. Điều này ảnh hưởng đến doanh thu của bác sỹ. Tuy nhiên, người quản lý của một cửa hàng đã kể với nhân viên về một khách hàng nhận được nhiều lợi ích từ chiến dịch này. Sau đó, không những là anh ta vẫn trung thành với hiệu kính trong nhiều năm mà còn giới thiệu cho bạn bè và người thân. Kết quả là mặc dù mất đi một khoản lời nhưng họ có thêm nhiều lợi nhuận từ nhiều khách hàng trong tương lai.
6. Câu chuyện “Tôi biết những gì bạn nghĩ”
Thế giới kinh doanh luôn liên quan đến việc thương lượng. Lợi ích của việc kể câu chuyện này là bạn có thể nhận ra sự phản đối của người khác, và sau đó cho thấy tại sao những phản đối đó không thích hợp trong tình huống này. Bạn có thể thể hiện sự tôn trọng đối với quan điểm khác trong khi thuyết phục mọi người rằng bạn đúng.
Ví dụ, một nữ bán hàng trong cửa hàng giày dép trẻ em thuyết phục một bà mẹ mua một đôi giày với giá ưu đãi bằng cách giải thích rằng nếu con bà không thoải mái với đôi giày này sau một tuần, bà có thể mang đổi lại hoặc để được hoàn lại tiền. Nghĩa là thậm chí chiếc giày đã được mang và không thể bán được nữa.
Lời khuyên
Hãy nhớ những lời đề nghị này khi bạn kể chuyện:
Chân thành – Những người kể chuyện hay nhất kể chuyện từ trái tim, vì vậy đừng cố gắng giả một cảm xúc nào đó nếu bạn không cảm thấy thế. Người nghe sẽ có thể nhận thấy điều này và câu chuyện của bạn sẽ không mang lại hiệu quả.
Chú ý đến người nghe – Câu chuyện quá dài sẽ trở thành nhàm chán. Hãy kể một câu chuyện hay nhưng không phải là mãi mãi.
Thực hành – Thử thực hành trước khi kể câu chuyện. Thậm chí nếu bạn tự kể một mình trước gương hay quay video, điều này sẽ giúp ích cho bạn khi bạn đứng trước khán giả thực sự.
Tạo ra những trải nghiệm – Hãy nhớ là khi bạn kể một câu chuyện, bạn đang tạo những trải nghiệm cho người nghe. Đừng chỉ sử dụng âm thanh (từ ngữ), nhưng hãy kích thích những giác quan khác nữa. Cho người nghe xem những bức tranh bạn vẽ, chứ đừng chỉ nói mà thôi.
Ví dụ, nói với mọi người rằng tuyết đang rơi bên ngoài. Nhưng nếu bạn muốn người nghe thực sự kinh nghiệm về tuyết, hãy mô tả nó lạnh như thế nào và gió thổi tuyết vào mắt bạn ra sao. Nói với mọi người bạn ước có một tách cà phê nóng như thế nào sau khi phải xúc tuyết trên một đoạn đường dài và ngón chân bạn tê buốt ra sao vì đôi bốt không đủ ấm. Thử tác động vào cả 5 giác quan trong 1 câu chuyện: nếm, ngửi, chạm, nhìn, nghe và thử. Chúng sẽ làm cho câu chuyện của bạn trở nên sống động.
Những điểm chính:
Câu chuyện có thể trở thành một công cụ lãnh đạo mạnh mẽ nếu chúng được kể hấp dẫn
Biết kể câu chuyện nào và dành thời gian động não một số ý tưởng tốt trong mỗi tình huống. Ghi nhớ là bạn tạo ra trải nghiệm cho người nghe. Vì thế tập trung sử dụng ít nhất hai hay ba giác quan khi kể câu chuyện. Tạo sự quan tâm và chú ý cho người nghe. Thể hiện chúng trong những gì bạn nói, đừng chỉ nói chúng mà thôi.