Nỗi sợ hãi
Người ta thường dùng niềm tin và những nhận xét sai lầm của chính mình như một vũ khí để bảo vệ mình khỏi nỗi sợ đối mặt với thay đổi của bản thân
Chẳng hạn có những người mắc kẹt trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, dằn vặt, chịu đựng còn hơn xây dựng một cuộc sống mới. Một khi vấn đề xảy đến với cuộc hôn nhân của mình, họ trốn tránh nỗi sợ bằng một loạt những câu hỏi cho bản thân: Nếu mình ly hôn, mình có thể xoay sở cho cuộc sống được không? Mình sẽ tự giải quyết vấn đề tài chính của mình được không? Bạn bè và gia đình sẽ đối xử vói mình thế nào? Ly dị như vậy sẽ làm hỏng cuộc đời con mình mất? Mình có còn đủ hấp dẫn để tìm kiếm một người bạn đời mới không?
Mình biết làm thế nào khi lại thấy người bạn đời mới của mình đi với ai khác? Điều gì sẽ xảy ra khi anh ấy/cô ấy tìm thấy người nào đó tốt hơn mình, và mình lại cô đơn lần nữa?
Việc phải đối mặt với những thử thách đã biết trước dường như là quá nặng nề đối với họ, cho nên trong chốc lát, người ta sẽ dễ dàng tìm cách trốn tránh điều đó bằng cách bám riết vào một niềm tin sai lầm chẳng hạn như người ta luôn nghĩ hôn nhân là vĩnh viễn.
Một biểu hiện nữa của sự trốn tránh là sự khép kín không muốn đón nhận sự thật. Đặc biệt phổ biến là người ta cũng không sẵn lòng học tập những trải nghiệm thực tiễn.
Khi đang muốn trốn tránh, người ta thường đưa ra những lập luận vô lý khiến cho những người từng trải nghiệm thấy sợ họ.
Trốn tránh để bám víu vào bất kỳ quan điểm nào mang lại tia hy vọng một cách mù quáng là một khúc dạo đầu cho sự đột phá. Tuy nhiên, một số người đã nhận thức được việc là mình đang trốn tránh và điều này giúp họ tỉnh táo để nhìn lại bản thân mình sâu sắc hơn. Đây là một điều khó khăn và tôi thật sự trân trọng những người biết phát hiện ra những nỗi sợ của bản thân và biết tìm kiếm lối thoát. Ngược lại, tôi cũng cảm thông với những người đang vô cùng lo sợ về nỗi sợ của bản thân.
Cuối cùng, thái độ chung tôi nhìn thấy thường xuyên nhất là lòng biết ơn. Người ta nhìn lại và nói những câu như: “Điều này khó quá nhưng cái gì cũng có cái giá của nó”.
Bạn có những nỗi sợ hãi không? Vâng, mỗi người chúng ta ai cũng có. Nếu bạn nhìn thấy được một hay nhiều nỗi sợ hãi của bản thân thì bạn sẽ có cơ hội để khắc phục chúng. Còn nếu bạn không nhìn ra nỗi sợ nào thì đơn giản là bạn chưa sẵn sàng đối diện với chúng.
Có một cách để vượt qua nỗi sợ của bản thân là tự học. Hãy nhẹ nhàng đối mặt với nỗi sợ bằng cách chọn một cuốn sách viết về nỗi sợ mà bạn đang gặp phải và đọc nó. Học hỏi là liều thuốc giải độc mạnh cho nỗi sợ của bạn.
Một lựa chọn nữa là hãy nói chuyện với người đã vượt qua những gì mà bạn đang gặp trở ngại. Họ sẽ chia sẻ những quan điểm mà bạn không nghĩ là có thể.
Tôi là người đã ly hôn, ví dụ, sau khi đọc một số sách viết về vấn đề này và nói chuyện với người đã từng ly hôn. Tương tự, tôi thấy thoải mái hơn nhiều trong việc điều hành công ty của mình sau khi đọc những quyển sách về những doanh nhân thành công.
Nếu nhận thấy việc đọc một quyển sách quá nặng nề, hãy lên lịch đi đến nhà sách ở địa phương bạn chỉ đọc một chương của quyển sách hoặc chỉ đọc trong 20 phút. Xem thử liệu một trong hai cách đó có giúp bạn bù đắp được lỗ hổng kiến thức hay không.
Một khi bạn có thể tự học, bạn sẽ dễ dàng có động lực để thực hiện những bước hành động nhỏ, và từ đó tạo được nguồn năng lượng để tiến những bước xa hơn.
Khả năng phán đoán thông minh
Phán đoán không phải là một tính xấu. Nó cần thiết cho việc ra quyết định tốt. Não chúng ta có khả năng phán đoán một cách tự nhiên vì sự sống của ta phụ thuộc vào nó. Bất cứ lúc nào bạn quyết định ăn hay không ăn là bạn đang phán đoán.
Về phương diện phát triển cá nhân, việc cân bằng giữa tính mềm dẻo và cứng nhắc trong phán đoán của bạn là rất quan trọng. Nếu bạn quá mềm dẻo thì bạn trở nên vô vị và không thể đưa ra những quyết định mạnh mẽ. Những người như vậy làm việc không tốt. Họ sẽ chao đảo với cuộc sống. Những người khác sẽ giẫm đạp lên họ.Họ không thể tạo nên hoặc duy trì được nghị lực. Họ dể dàng chuyển hướng từ việc này sang việc khác mà không viện bất cứ l do nào và kết quả yếu kém ấy phản ánh sự thiếu tự chủ.
Trái lại, cứng nhắc quá cũng là một vấn đề. Những người như vậy tốn nhiều thời gian để nhìn thấy được toàn cảnh bức tranh. Những quan niệm sai lệch làm họ không hiểu rõ một vấn đề nào đó.
Làm cách nào phân biệt được phán đoán đúng và phán đoán sai?
Ví dụ, khi tôi thử nghiệm về việc ăn kiêng với thực phẩm tươi sống trong 30 ngày, tôi nhớ là một người đã đoán rằng: “ nếu ông ăn chay trong 30 ngày, ông sẽ mắc phải triệu chứng thiếu protein. Ông sẽ không ăn được trong 30 ngày đâu vì ông sẽ bệnh và chết.”
Sự thiếu hiểu biết về kiến thức dinh dưỡng cơ bản của người này khiến họ đưa ra phán đoán sai lầm.
Bản chất của nhứng hiểu biết sai là dẫn đến những phán đoán sai lầm trầm trọng.
Rõ ràng những trường hợp thật buồn cười, nhưng tôi lấy làm ví dụ bởi vì tất cả chúng ta đều như vậy ở mức độ khác nhau mà thôi. Việc chúng ta thường xuyên đưa ra những phán đoán tốt nhất sẽ giúp ta thấy được nhứng hiểu biết sai lệch, nhờ đó ta có cơ hội để từ bỏ và thay vào những khái niệm chính xác hơn.
Nếu chúng ta không thể đưa ra phán đoán nào về lĩnh vực nào đó thì hãy mở rộng tư duy thay vì khép kín và cứng nhắc.
Khi bạn từng bước tùy chỉnh nhận định sai của bạn, thì bạn sẽ dự đoán chính xác hơn. Và từ khi bạn tự nhiên căn cứ vào những phán đoán của mình khi ra quyết định, bạn sẽ ra quyết định tốt hơn và đạt được kết quả mình mong muốn. Việc này đạt được những kết quả thiết thực. Nghĩa là bạn kiếm được nhiều tiền trong ví hơn, bạn có sức khỏe và năng lượng tốt, bạn thấy hạnh phúc hơn và có được những mối quan hệ thật hoàn hảo.
Sẽ mất nhiều thời gian và lòng kiên nhẫn để làm cho những phán đoán của bạn có hiệu quả, sự mềm dẻo hay cứng nhắc của bạn có phù hợp với kiến thức và tình huống bạn đang xử lí không. May mắn thay, bạn sẽ đạt được điều đó khi phản ứng lại với người thử thách bạn nếu bạn có tinh thần phát triển và lòng ham học hỏi.