Đếm những điều nho nhỏ – đây là một chủ đề quan trọng mà tôi muốn đào sâu hơn, lý do vì dường như chúng ta chẳng thèm để ý đến những điều nhỏ và nghĩ rằng những điều lớn lao mới tạo nên những khác biệt lớn. Và đó là sự thật. Nhưng khi bạn theo dõi một chuỗi sự kiện để có được một cơ hội lớn, bạn sẽ nhận ra rằng nó là kết quả của việc “tích tiểu thành đại”.
Lập kế hoạch cho cuộc sống
Chính xác tôi muốn nói gì qua những điều nho nhỏ?
Giảm cân, thắng một trận đấu hay có được công việc mình mong ước,…bất kể mục tiêu mà bạn muốn đạt được là gì, hãy chú ý đến những điều nhỏ mình cần thực hiện. Khi bạn đã thực hiện những điều nho nhỏ là lúc bạn đã bắt đầu tạo nên một thói quen mới.
Bước tiếp theo là quan tâm đến những chi tiết, có tinh thần kỷ luật, có một tư duy luôn đổi mới và phát triển thói quen bắt tay hành động.
Quan tâm đến chi tiết: Nếu bạn quá quan tâm đến những việc nhỏ mà không dành thời gian định hướng mục tiêu mình muốn đạt được, lúc đó những việc nhỏ chỉ là lãng phí thời gian.
Ví như bạn tập thể dục nhưng vấn đề là bạn dễ bỏ cuộc giữa chừng nếu không biết rõ mình tập thể dục để làm gì. Cũng như bạn không cần quan tâm nhiều đến cỡ chữ hay loại giấy bạn cần dùng là gì nếu bản sơ yếu lý lịch của mình không có gì nhiều điều đặc biệt để viết nhưng bạn không thể không để ý đến những chi tiết nhỏ như vậy nếu bạn nộp đơn vào một tập đoàn lớn.
Trước tiên, chúng ta cần xác định mục tiêu hay những điều cơ bản nền tảng. Sau đó, tích cóp những điều nho nhỏ để mang lại kết quả như mình mong đợi. Bạn chỉ có thể trải nghiệm những điều tuyệt vời khi đã thực hiện vô số những điều nhỏ.
Tinh thần kỷ luật. Bạn sẽ có đủ tinh thần kỷ luật với bản thân để thực hiện những điều lớn lao sau khi bạn hình thành tính tự giác trong những điều nhỏ. Đó thực sự là một sự khác biệt của những người thành công, vì bạn giữ tinh thần kỷ luật với những việc nhỏ dễ dàng hơn là đối với những điều to tát. Một khi bạn đã bắt đầu xây dựng tinh thần kỷ luật từ những việc nhỏ, tinh thần kỷ luật sẽ lớn dần đủ để bạn có thể thực hiện những điều vĩ đại.
“Tôi sẽ hoàn chỉnh nó vào ngày mai. Trưởng phòng sẽ chẳng để ý nếu tôi không sửa những lỗi nhỏ trong bài báo cáo. Tôi đã hoàn thành những yêu cầu rồi còn gì. Tôi đã làm tất cả những gì tôi cần làm.”
Khi bạn để mình chùng bước trước những điều bé bé con con, là lúc bạn để cho mình trượt dốc một cách dễ dàng. Và bạn sẽ khó trở lại tình trạng cũ, đặc biệt là cho phép mình không còn có tinh thần kỷ luật để làm những việc lớn hơn.
“Xây dựng thì khó nhưng phá vỡ thì dễ”
Bạn sẽ nghĩ rằng những việc nhỏ thì dễ dàng để làm nhưng sự thật là ít người làm được điều đó. Vì nó quá dễ dàng nên người ta không thực hiện nó và thế là họ bỏ lỡ những cơ hội lớn.
Tư duy đổi mới. Đây là thói quen hiếm có trong ngày hôm nay. Hầu hết mọi hoàn cảnh đều được tốt hơn nếu bạn phát triển thói quen tư duy đổi mới trong cuộc đời mình. Bạn không chỉ sẽ thực hiện mọi việc chính xác nhưng bạn sẽ bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm để tìm thấy những “điều nho nhỏ” tốt nhất. Và bạn sẽ bắt đầu tìm thấy những điều mới mẻ cần thêm vào.
Ví dụ, bạn phát hiện một điều nho nhỏ thú vị nhất bạn có thể làm là viết tay lời cảm ơn và gởi nó tới người đã phỏng vấn sau khi bạn được phỏng vấn. Bằng cách đó, bạn đã tách mình ra khỏi những điều sáo rỗng, quen thuộc và thể hiện mình là nhóm số ít.
Bạn thử làm những việc khác với thói quen hàng ngày như đổi vị trí ngồi ăn cơm. Chúng ta quá quen thuộc với không gian trong phòng ăn dưới 1 góc độ quen thuộc. Khi có thay đổi, chúng ta thử quan sát mọi vật dưới một góc nhìn mới và cảm nhận sự thay đổi đó.
Trong một biển những điều giống nhau, điều gì đó đã được nổi bật và khi bạn làm những việc nhỏ, bạn sẽ NỔI BẬT.
Bạn tìm được công việc, bạn học thêm những kỹ năng mới có giá trị, bạn được thăng tiến và thậm chí bạn sẽ thực hiện được ước mơ của mình – Tất cả bắt nguồn từ từng chút một.
Thói quen thực hiện. Khi bạn bắt đầu chú ý đến những điều nhỏ mà bạn có thể làm được và tự giác thực hiện chúng, bạn sẽ nhận thấy lợi ích và lần lượt củng cố những thói quen nêu trên.
Bạn sẽ quan tâm đến những chi tiết, có tinh thần kỷ luật, luôn tìm kiếm sự đổi mới và làn sóng cơ hội sẽ tuôn đến với bạn.
Tôi có thể đưa cho bạn rất nhiều ví dụ, nhưng tôi không làm điều đó vì tất cả những gì bạn cần làm là suy nghĩ về cuộc đời mình. Hãy nhìn về tất cả những điều nho nhỏ mà bạn đã làm và bạn sẽ phát hiện một đường mòn vô hình dẫn bạn đến những vấp váp hằng ngày.
Từ bây giờ, hãy cố gắng vượt qua những cám dỗ bỏ qua những việc nhỏ và tìm đến sự “dễ chịu”. Bạn sẽ không biết những gì sẽ đến ở phía trước, nhưng hãy yên tâm vì bạn sẽ luôn biết có những điều tốt đẹp mà bạn chưa hề nghĩ đến trước đây.
Để có thói quen thực hiện bền bỉ, trước tiên phải thu dọn lại cuộc sống.
Ví dụ như mục tiêu đề ra là đạt được bằng A tiếng Nhật. Trách nhiệm hàng ngày chiếm hết thời gian khiến chúng ta không thường xuyên có một thời gian biểu nhất định để rèn luyện. Khi bạn chưa sẵn sàng để cắt bớt những thứ không quan trọng và để chỗ cho mục tiêu quan trọng như bằng A tiếng Nhật, tốt nhất nên nghỉ ngơi hơn là đăng ký khóa học vì sau đó mức độ bền bỉ sẽ không có.
Để hình thành thói quen kỷ luật và theo đuổi những việc nhỏ, bạn cần sẵn sàng tổ chức lại cuộc sống cho cân bằng và tìm động lực để hoàn thành tốt các trách nhiệm của cuộc sống.
Theo Dakota