Nếu bạn có không gian dõi theo dòng suy nghĩ của mình hàng ngày, có lẽ bạn cũng biết được những ý tưởng cứ nhàn tản rong chơi bên trong tâm trí bạn. Đôi khi, hàng chục ý tưởng kinh doanh, sắp xếp cuộc sống, dự định tương lai,.. chật như nêm cối khiến bạn không biết cất giữ và loại bỏ những gì.
Đôi khi ý tưởng hay lại bị thất thoát bởi một lực vô hình nào đó
hay
Đôi khi chúng còn xẹt ngang xẹt dọc phân tán, chực chờ sự quan tâm của bạn
ý tưởng hay bị đói khát
“ý tưởng âm thầm biến mất. Chúng cần không khí và ánh sáng để tồn tại”- Seth Godin
Seth Godin có một phương pháp ngăn chặn sự ra đi của ý tưởng, đó là: Hãy giữ ý tưởng làm bí mật cho riêng mình.
Nếu bạn muốn tiêu diệt ý tưởng, đơn giảnlắm, hãy im lặng, đừng chia sẻ với ai về chúng. Bạn cần biết điều khiển thói tham lam của mình bằng cách chôn chặt chúng vào một kho bí mật. Đừng để ai có cơ hội chiêm ngưỡng chúng, vì chúng là của riêng bạn. Thiếu ánh sáng và không khí của niềm tin, ý tưởng của bạn dường như bị khóa chặt
Vậy thì làm sao mở khóa cho chúng? Hãy chia sẻ nhiệt tình với người thân, họ có thể sẽ hứng khởi, ngưỡng mộ, và mong muốn giúp đỡ, gánh vác một phần cho bạn. Họ có thể muốn đồng hành cùng bạn đấy!
Bệnh ung thư ý tưởng
Căn bệnh nghe có vẻ lạ nhỉ! Bạn bị mắc phải chúng khi một ý tưởng nào đó nhấp nhổm chờ thực hiện thì bỗng mất kiểm soát. Ba bước nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này:
-
Bước 1: Khiếp đảm bởi ý nghĩ: “ Mọi vật đều xa xỉ”.
Một ý tưởng luôn bám víu vào phép màu tiền bạc, thời gian, và công sức. ý tưởng cao vời luôn đi liền với một nhãn mác giá cả cao chót vót, đáng giá cả trăm triệu. Chưa kể đến là mức độ hoành tráng, to tác so với những gì bản thân có thể đáp ứng trong thời điểm hiện tại
-
Bước 2: Phức tạp hóa vấn đề.
Tính đơn giản, hiệu quả, tập trung dường như là bản tin xấu cho những ai ôm mộng lớn, vượt quá khả năng cho phép. Thêm thắt những ý nghĩ không cần thiết vào để khỏa lấp tinh thần thiếu hành động, để hất văng ý tưởng mới mẻ ra khỏi cuộc sống.
-
Bước 3: Bảo đảm phải hài lòng tất cả mọi người.
Nỗ lực khiến mọi người bằng lòng trừ bản thân mình ra sẽ khiến ý tưởng ban đầu của bạn trở nên phức tạp, phân tán, vá chằng vá đụp như một chiếc áo bị giằng xé bởi ý kiến và đang được bạn chắp vá
ý tưởng hay bị vùi dập
Nếu những ý tưởng chưa được bài trí triển khai nhưng vẫn còn lẩn khuất trong tâm trí, bạn sẽ làm gì với chúng?
- Tạo niềm tin rằng có lẽ ý tưởng này hay thật, cần được đầu tư thời gian nghiên cứu triển khai
- Tìm sọt rác cho những điều bất khả. Miễn cưỡng thuyết phục bản thân bằng lời an ủi thiếu cơ sở như: “Mình không làm được”
Thường thì chúng ta nghĩ rằng mình không có khả năng sáng tạo, đưa ra những ý tưởng mới lạ. Nhưng không phải vì không có khả năng mà từ chính niềm tin “không thể” đã vô tình làm ung nhọt ý tưởng xuất hiện.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn nuôi những ý tưởng đơn sơ về mọi thứ xung quanh họ và góp phần thay đổi cuộc đời. Mới đây, lang thang trên mạng, tôi thấy cuộc thi ý tưởng xanh 2010 đang diễn ra trên trang vnexpress. Mời bạn click vào đây để xem những ý tưởng< độc đáo về những điều gắn liền với cuộc sống bình dị của chúng ta đã đăng ký dự thi.
Chẳng hạn như bạn sinh viên Võ Tiến Triều. Từ những băn khoăn khi môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm, bạn đã đưa ra ý tưởng sử dụng năng lượng mặt trời tạo O2 từ CO2.
Trong khi đó, Nguyễn Thành Phương đã gửi tới ban tổ chức dự án “hệ thống quản lý tiết kiệm thông minh”. Phương cho biết rất trăn trở khi thấy mọi người sử dụng lãng phí năng lượng, nhất là việc sử dụng thiết bị điện trong nhà.
Hơn nữa, mỗi khi chúng ta tăng nhiệt độ của máy điều hòa lên 1 độ C, sẽ tiết kiệm được hóa đơn tiền điện lên tới 10% trong tháng. Từ thực tế này, Phương nảy ra ý tưởng thiết kế một hệ thống quản lý tiết kiệm thông minh để đưa ra nhiệt độ thích hợp nhất cho máy điều hòa theo nhiệt độ môi trường.
Đặc biệt, có những bạn nhỏ mới chỉ học lớp 8, chưa được dự thi vẫn gởi đến cuộc thi ý tưởng “Say No to Plastic Bag” với một video clip mà các em đã tự làm.
Bạn thấy những ý tưởng của các bạn trẻ này như thế nào? Không quá to tát, lớn lao và vĩ đại đúng không? Thật ra, ý tưởng vẫn ở quanh đây, trong cuộc sống của chúng ta.
Chúng phục vụ cho những nhu cầu thường nhật, đợi chúng ta đến khám phá, sử dụng. Nếu chúng ta dành một khoảng không gian riêng để nuôi dưỡng tư duy sáng tạo, ý tưởng sẽ tuôn chảy trong đầu
Nếu bạn thực sự không muốn mắc căn bệnh ung thư này, hãy bảo vệ chúng! Đặt tấm lòng kiên trì, sang tạo và nhiệt tình của bản thân để chữa cho chúng bằng liều thuốc hành động. Hãy đánh bạo bằng niềm tin vào khả năng của mình!
Nuôi dưỡngý tưởng
- Chia sẻ: Tìm đối tượng thích hợp để bổ khuyết, nâng đỡ bạn
- đơn giản hóa. Mọi việc có thử mới biết kết quả. Có kết quả xấu lần đầu không có nghĩa bạn không thể thành công. Đừng để đầu óc bạn bị quay mòng mòng bởi những lo toan với những gì chưa đến.
- Không bỏ cuộc. Thay vì chỉ bám víu vào phép màu, hãy bám víu vào sức mạnh của chính bạn để biến ý tưởng thành hiện thực.