Sự khác biệt giữa hoàn thành kế hoạch và thực hiện một cách hoàn hảo
Có sự khác biệt lớn giữa việc hoàn thành một kế hoạch và thực hiện kế hoạch một cách hoàn hảo . Sự hoàn hảo ở đây chính là việc bạn dồn mọi sự nỗ lực để đạt được một kết quả hoàn thiện nhất có thể. Trong khi đó, sản phẩm hoàn thành cuối cùng chưa hẳn đã là sản phẩm hoàn hảo nhưng các kế hoạch phải được hoàn thành về cơ bản. Do đó, đòi hỏi sự hoàn hảo trì hoãn những dự định ấp ủ của bạn
Một kịch bản phim tầm thường vẫn có thể được dựng thành phim. Một kịch bản khác tuy hay nhưng mới chỉ được thực hiện một phần là một kịch bản vô giá trị.
Hành động để hoàn thành tạo ra kết quả. Cầu toàn lại làm trì hoãn hoặc giết chết kết quả.
Ranh giới giữa cầu toàn và trau chuốt
Sự cầu toàn không có nghĩa là trau chuốt kỹ lưỡng. Việc bạn trau chuốt một kế hoạch có thể làm cho nó tốt hơn, miễn sao là tiến trình trau chuốt của bạn không gây chậm trễ hay dẫn đến việc hủy bỏ kế hoạch.
Nhiều khi bạn có thể chỉnh sửa và trau chuốt kết quả một cách tốt hơn sau khi đã hoàn tất các công đoạn của kế hoạch. Chẳng hạn, một cuốn sách có thể được điều chỉnh ở lần tái bản sau. Một bản nhạc có thể được phối âm lại để trở thành tác phẩm hấp dẫn. Một trang web có thể được cập nhật sau khi nó được thử nghiệm.
Steve Palina- diễn giả và nhà viết sách phát triển bản thân nổi tiếng- chia sẻ: “Tôi đã từng làm một biên tập viên blog, nghĩa là đăng những bài viết, không hẳn là do chính mình viết ra. Tôi chưa bao giờ cảm thấy bài viết của mình là hoàn hảo như mình mong muốn cả. Nhưng tôi động viên mình hãy cứ tiếp tục viết dù biết kết quả không được hoàn hảo lắm. Giá trị của việc ta làm nằm trong tay mỗi chúng ta, như những cố gắng của tôi đã tạo ra một lượng người truy cập web khá lớn. Trang web của tôi tuy chưa thật sự hoàn thiện nhưng nó cũng đã có đủ chức năng để cung cấp thông tin có giá trị cho mọi người. Kết quả này còn tốt hơn so với những dự định hoàn hảo về một trang web cung cấp nội dung và chức năng cao cấp nhưng lại bị cứ bị trì hoãn mãi.”
Tiêu chuẩn để hoàn thành
Việc đưa ra những tiêu chuẩn cao cho công việc thật là tốt, nhưng hãy hỏi bản thân: “những tiêu chuẩn này sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành kế hoạch của bạn như thế nào?”
Liệu những tiêu chuẩn bạn đưa ra cho mình có thực tế hay không? Chúng có gây cản trở bạn hoàn thành công việc không?
Nếu bạn đặt ra những tiêu chuẩn quá cao nhưng lại không có khả năng hoàn thành đúng tiến độ thì những tiêu chuẩn bạn đưa ra là khập khiễng. Một tiêu chuẩn cao liệu có tốt khi mà nó không tạo ra được kết quả?
Hãy đảm bảo rằng các tiêu chuẩn mà bạn đưa ra phù hợp với khả năng và sự cố gắng của bạn để hoàn thành công việc. Khi nào sản phẩm của bạn sẽ hoàn thành? Kế hoạch của bạn sẽ được hoàn thành như thế nào?
Đừng vô tình hạ gục niềm tin với bản thân bằng những tiêu chuẩn cầu toàn khập khiễng nhé!
Những tiêu chuẩn tưởng tượng
Một tiêu chuẩn tưởng tượng là tiêu chuẩn cho phép bạn tự lừa dối mình tin rằng bạn đang tạo ra một thứ gì đó có giá trị hay có chất lượng rất cao bằng những ý tưởng độc đáo, nhưng bạn lại không hoàn thành chúng.
Có một lý do để người ta đưa những tiêu chuẩn tượng tượng này là do họ sợ rằng sản phẩm mình làm ra không hoàn hảo, do đó sẽ không ai đón nhận. Nói một cách khác, bạn sợ thất bại.
Nhưng bạn hãy làm quen với một sự thật này nhé: Bất cứ khi nào bạn giới thiệu sản phẩm của mình, không bao giờ bạn nhận 100% những đánh giá tốt cả. Sẽ luôn có ý kiến trái chiều và một số người tìm ra những lỗi sai của sản phẩm. Đó là điều bình thường.
Nếu bạn cho công chiếu một bộ phim, chắc chắn sẽ có người đánh giá tiêu cực về nó. Nếu bạn xuất bản một cuốn sách, sẽ có người chỉ trích nó. Nếu bạn khởi chạy một trang web, cũng có người sẽ không thích nó.
Hãy chấp nhận sự thật này như một quy luật tự nhiên để bạn có thể đối mặt một cách nhẹ nhàng hơn!
Chấp nhận hậu quả của sự hoàn thành
Nếu bạn mong đợi một kết quả hoàn hảo 100% khi nó hoàn thành, bạn đang mang tâm lý mong muốn cầu toàn, bạn sẽ khó đi đến việc hoàn thành một cách tốt đẹp.
Sự thật là khi hoàn thành một kế hoạch luôn có những hậu quả lẫn tích cực và tiêu cực. Nếu kế hoạch của bạn là một kế hoạch tốt, bạn có thể mong đợi những hậu quả tích cực sẽ nhiều hơn hậu quả tiêu cực, nhưng cũng đừng mơ mộng tin rằng bạn có thể tránh tất cả các hậu quả tiêu cực.
Những bộ phim đề cử Oscar được đánh giá cao về mặt nghệ thuật, nội dung nhưng cũng không tránh khỏi phê bình của những thị hiếu khác
Như trường hợp của Uyên Linh- hiện tượng âm nhạc vừa qua, mặc dù đã chiếm được cảm tình của số đông khán giả khắp nơi, nhưng cũng không tránh khỏi những tranh cãi trái chiều.