Một loạt các nghiên cứu tâm lý đã tìm hiểu lý do tại sao chúng ta trì hoãn mọi thứ và làm thế nào để ngăn chặn. Dưới đây là những ghi nhận đáng chú ý.
Xem thêm bài viết Ý nghĩa kẻ đánh cắp thời gian – Sự chần chừ
Rõ ràng, các nhà tâm lý cũng phải đấu tranh với sự trì hoãn.
Ít nhất đó là những gì người ta có thể kết luận từ một bài viết gần đây của PsyBlog về tất cả các nghiên cứu đã được thực hiện liên quan tới sự trì hoãn cũng như làm thế nào để ngăn chặn. Với tất cả các công trình về chủ đề này, bạn sẽ phải thừa nhận rằng các nhà tâm lý phải có động cơ cá nhân cũng như chuyên nghiệp để tìm cách chữa trị cho sự trì hoãn.
Vậy các nhà khoa học đã tìm ra những gì mà bạn cũng có thể áp dụng? Họ cung cấp rất nhiều lời khuyên hữu ích cho bạn đấy!
1. Bắt đầu dễ dàng
Khởi đầu là khó khăn, nhưng nếu bạn có thể vượt qua thời điểm gay go đó bạn sẽ không chỉ có một mức độ động lực, mà bộ não của bạn còn có nhiều khả năng quấy rầy để bạn tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ. Tại sao? Nó liên quan đến một hiện tượng tâm lý gọi là hiệu ứng Zeigarnik, cho rằng các nhiệm vụ chưa hoàn thành có nhiều khả năng vướng mắc lại trong bộ nhớ của bạn.
(Đây cũng là lý do tại sao danh sách các công việc liên tục bật lên trong đầu của bạn cho đến khi bạn viết chúng ra – một danh sách những việc phải làm sẽ giúp làm dịu hiệu ứng Zeigarnik.)
2. Chia nhỏ công việc
Chúng ta thường trì hoãn công việc bởi vì chúng ta thấy nó đáng sợ. Bằng cách lấy công việc lớn chia nhỏ ra thành vài nhiệm vụ cụ thể đầu tiên, bạn có thể giảm nỗi sợ hãi của bạn và giúp mình bắt đầu. Vì vậy, thay vì suy nghĩ, “Tôi phải hoàn thành dự án khổng lồ X, hãy suy nghĩ, “Tôi phải gửi email cho …, để xem liệu cô ấy có thể gặp để thảo luận về các thông số thiết kế tiếp theo vào thứ ba này không.”
Suy nghĩ đầu tiên quả thật rất đáng sợ. Còn suy nghĩ thứ hai rõ ràng là có thể thực hiện được.
Bạn muốn có một thủ thuật nhắc nhở về cách thực sự thực hiện điều này trong thực tế? Chỉ cần chú ý đến các động từ bạn sử dụng khi mô tả nhiệm vụ của bạn.
3. Tốt với bản thân
Bạn có thể giả định rằng để đánh bại sự trì hoãn, bạn cần phải nghiêm khắc với chính mình, nhưng điều đó không khoa học. Nếu bạn đã trì hoãn, bạn có nhiều khả năng để bắt đầu kịp lúc trong tương lại nếu bạn chịu bỏ qua cho sự xao nhãng trước đây của mình chứ không phải là cứ trách móc bản thân về điều đó.
4. Hỏi “Tại sao?”
Có một sự thật chung là bạn sẽ dễ dàng bắt tay vào làm công việc mà bạn cho là có giá trị với mình, nhưng hiếm khi nào chúng ta kết nối sự thật hiển nhiên đơn giản đó với những nỗ lực chống sự trì hoãn của mình. Nếu bạn đang đấu tranh để hoàn thành việc nào đó, tại sao không dành một vài phút suy nghĩ sâu hơn một chút về lý do chính xác tại sao bạn muốn làm điều đó.
“Bạn phải đào sâu hơn một chút và tìm thấy một số ý nghĩa cá nhân trong công việc đó,” giáo sư tâm lý Fuschia Sirois của Đại học Bishop ở Canada đã cho biết nghiên cứu của mình về chủ đề này. “Đó là những gì dữ liệu của chúng tôi gợi ra.”
5. Lưu tâm
Cầu toàn và nỗi sợ thất bại có thể là ở nguồn gốc của sự trì hoãn. Đặc biệt, sự cầu toàn có thể khiến bạn không thể hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Để đánh bại loại này, nghiên cứu khoa học cho thấy bạn nên bắt đầu bằng cách lắng nghe đoạn độc thoại nội tâm của bạn và làm suy yếu những suy nghĩ không hiệu quả. Khi bạn thấy mình nói những điều như “Việc này là một cơn ác mộng” hay “Tôi muốn điều này một cách thật hoàn hảo!”, có một cách thức đơn giản để chế ngự sự lo lắng của bạn là:
“Hãy thử nghi ngờ sự nghi ngờ của bạn. Một cách dễ dàng để làm điều đó là lắc đầu trong khi suy nghĩ những điều tiêu cực. Nghe có vẻ trẻ con, nhưng theo một nghiên cứu, nó có thể giúp khắc phục thói quen không chắc chắn. ”
Theo Inc.com
Ghi rõ nguồn ima.edu.vn khi trích dẫn nội dung này
Xem thêm bài viết 5 Lời Khuyên Để Vượt Qua Thách Thức