Để cuộc sống thêm phong phú, đôi khi bạn hãy thử thách thức tư duy bằng cách tranh luận sôi nổi những đề tài bạn quan tâm với chính mình hoặc bạn bè. Khuyến khích hai bán cầu não hoạt động mạnh cũng là cơ hội nuôi dưỡng, phát triển chúng! Sự hiếu kỳ, tỉ mỉ tìm tòi để tranh luận cũng có khi là nguồn cảm hứng cho sáng tạo đấy!
Hôm nay tôi tự phân tranh với bản thân về ranh giới giữa pro và amateur trong một nghề cụ thể nào đó, như chụp hình, làm đẹp, viết lách,…Những người pro có mặt thường xuyên tại văn phòng, bất kể mưa nắng bão bùng. Amatuers “được” coi là thất thường, lúc hiện lúc ẩn, không đáng tin cậy.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt và không ngừng phát triển, pro luôn được coi trọng vì họ làm việc toàn thời gian. Nhưng liệu chất lượng có được bao nhiêu khi bơi trong biển công việc?
Cũng có những suy nghĩ cho rằng pro làm tốt hơn amateurs trong cùng một công việc. Một thợ chụp ảnh pro sẽ chụp đẹp hơn amateurs; một người viết lách pro sẽ cung cấp những bài chất lượng hơn amateurs;…Để tăng phần sinh động cho tranh luận: Amatuers được trả công cho sở thích, đam mê; Pro được trả công cho có mặt tại nơi làm việc và hoàn thành tốt công việc
Và rồi mạch đấu khẩu dẫn đến suy nghĩ sau:
KIẾM CỚ TỪ ĐỊNH NGHĨA RANH GIỚI
Thiết kế định sẵn cho não bộ khi có triệu chứng lười và thái độ thờ ơ với công việc đôi lúc nghĩ: “Mình chỉ là amateur thôi, nên có cố thêm nữa cũng không được gì nhiều. Đó là phần trách nhiệm của pro!”
Mặt khác, một nhà tư vấn có đôi lần nghĩ: “Mình bắt đầu chán với công việc này rồi! Nhưng do là pro, mình không thể thể hiện ra ngoài mặt và cần phải có tính toán kỹ lưỡng trong lời nói.”
Định nghĩa về ranh giới giữa pro và amateurs vô tình trở thành những luật lệ hà khắc làm tê liệt dòng sáng tạo và nguồn cảm hứng đeo đuổi đam mê. Công việc không còn là niềm vui nữa! Thay vào đó, nó là nghĩa vụ, là trách nhiệm, là một chuẩn tắc đòi hỏi bằng cấp liên quan,…
Xem thêm bài viết kỹ năng sống: Động lực phát triển bản thân
Không ít lần, định nghĩa cứng ngắc khiến chúng ta tự nghi ngờ về khả năng bản thân như: “Mình có thật sự phù hợp không?”; “mọi người nghĩ gì về một amatuer làm đẹp nhưng vẫn chú trọng chất lượng như mình?”; “mình không phải là pro, nhưng rất đam mê cống hiến và phục vụ tận tình, có ai chịu tin tưởng không?”;…
Từ việc đấu khẩu sôi nổi với chính mình, tôi tìm ra một khái niệm thú vị như sau:
BẠN CÓ MUỐN LÀ MỘT VIRTUOSO?
Đây là từ tiếng Ý, nó mô tả một người thể hiện xuất sắc trong lĩnh vực mà anh ta chọn. Virtuoso không nhất thiết phải có mặt nơi công sở từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều vì nghĩa vụ, mà có thể vừa hưởng thụ cuộc sống vừa can đảm đương đầu với những thách thức trong công việc anh ta chọn.
Virtuoso linh động trong thời gian làm việc. Anh ta có thể cống hiến tới 60 tiếng/ tuần, hay ít hơn như 20, 10 tiếng. Anh ta có thể trở nên thật giàu có từ công việc đam mê, hoặc không có nhiều tiền vì nhiệt huyết cống hiến. Anh ta có một tình yêu lớn cho công việc, tìm thấy nhiều niềm hứng thú ở nó, và không ngừng sáng tạo, phát triển kỹ năng để hoàn thiện tác phẩm của mình.
Anh ta rất chăm chỉ theo đuổi cái nghề anh ta chọn, và luôn tự hào giới thiệu sản phẩm của mình với mọi người
AI CŨNG CÓ THỂ LÀ MỘT VIRTUOSO
Virtuoso không giới hạn hay phân biệt một lĩnh vực ngành nghề nào, và ai cũng có tiềm chất là một Virtuoso. Hãy lựa chọn là một Virtuoso hơn là bế tắc trong suy nghĩ “pro hay amatuers?”
Chúc bạn luôn tìm thấy cái mới mẻ từ những pha đấu lí vui nhộn của mình!
Xem thêm bài viết kỹ năng sống: Biến điểm yếu thành sức mạnh