Đứng trước sự việc không như ý, ai cũng có thể phàn nàn, than thân trách phận, cho mình là nạn nhân. Vì toàn nhìn thấy những mảng tối mập mờ của cuộc sống nên đôi lúc chúng ta chẳng thấy hạnh phúc chút nào.
- Nhân viên xe buýt lúc nào cũng gắt gỏng, khó chịu
- Chính sách của công ty quá rắc rối và phức tạp. Mọi thứ cứ phải rối tinh lên.
- Sếp thì quá bất công với mình
- Vợ nấu ăn rất dở khiến tôi nhìn thấy là phát ngán
- Nhà hàng này phục vụ kém quá!
- Cái bà đồng nghiệp đỏng đảnh, lười biếng, lúc nào cũng làm cả nhóm phải ôm việc thay
Nghe quen quen?
Cảm xúc đằng sau những than phiền trên có lẽ khá quen thuộc với chúng ta. Những lời cằn nhằn khiến chúng ta mải miết theo đuổi mớ cảm xúc tiêu cực, tự làm mình thêm mệt mỏi và bế tắc.
Khảo sát cho thấy trung bình một ngày than vãn khoảng 15 tới 30 lần. Những khía cạnh than phiền bao gồm môi trường xung quanh, thời tiết, giao thông, gia đình, bạn đời, con cái, cha mẹ, đồng nghiệp, và các sự kiện ập tới ngoài dự đoán.
Than phiền như một loại thuốc gây nghiện, đã say càng say thêm khiến tinh thần chúng ta không còn tỉnh táo để nhìn nhận sự việc đúng bản chất của nó.
Than phiền như một loại thức ăn nhanh gây hại cho sức khỏe, ăn càng nhiều càng béo và sinh ra lắm bệnh. “Bồi bổ” nhiều tư duy tiêu cực khiến tinh thần ngày càng thêm mệt mỏi, căng thẳng.
Những chuyên gia tâm lý cho rằng “ Nếu bạn thôi than vãn, não bộ cũng ngưng sản xuất những hình ảnh tiêu cực. Bạn sẽ trở nên thoải mái và hạnh phúc hơn nhiều!”
Có một tin đáng vui là than phiền chỉ là một thói quen. Và thói quen ít than trách cần luyện tập không khác gì thói quen ăn uống lành mạnh, thói quen vệ sinh cá nhân, thói quen lên mạng, thói quen tập thể dục,… Do đó, xây dựng thói quen loại bỏ tính than trách là hoàn toàn có thể.
Các bước luyện tập
- Nâng tầm ý thức bằng cách quan sát thói quen cũ Bạn đừng đặt áp lực cho bản thân hay chối bỏ những gì đang diễn ra trong đầu mình. Biết mình đang ở đâu là một công cụ mạnh mẽ giúp bạn bước lên một thang bậc ý thức.
Giống như việc ăn kiêng, muốn giảm cân bạn cần biết mình đang cân nặng bao nhiêu và chế độ ăn uống của mình như thế nào.
Muốn bớt than phiền bạn cần hiểu mình đang thường xuyên suy nghĩ tiêu cực về cái gì và bao nhiêu lần một ngày.
Khi bạn bắt gặp mình trong tình huống như vậy, trước tiên, bạn không cần làm gì cả, chỉ cần im lặng quan sát và tìm hiểu chúng.
Nếu có thể bạn nên ghi nhận lại những lời than phiền trong ngày để dễ bề học hỏi.
- Đón nhận chúng trong tư duy Đôi lúc thốt ra lời than phiền là điều tự nhiên. Nếu như tư duy bạn được chia thành nhiều ngăn, thì than phiền cũng táo bạo dành hẳn một ngăn đấy! Tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát được mức độ phát triển của cái ngăn tiêu cực ấy!Khi bạn thấy chúng đang chiếm ưu thế, hãy hỏi bản thân: “Mình có thể làm được gì với việc mình đang than phiền không?”; “Việc này ngoài khả năng của mình chăng?”Nếu bạn có sáng kiến làm gì để thay đổi, hãy mạnh dạn thử chúng!
Nếu hiện tại mọi việc đang ngoài tầm kiểm soát, hãy phó thác cho tự nhiên.
- Can đảm nhận trách nhiệm Dám nhận trách nhiệm là một hành vi can đảm đáng được tôn trọng, hay là một bằng chứng đáng xấu hổ cho sai lầm của mình? Cuộc sống đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào chúng ta nhìn nhận về nó và bản thân mình như thế nào. Nếu như bạn có can đảm nhắc nhở chính mình và thực sự muốn: “Tôi sẽ tự chịu trách nhiệm với tất cả những gì xảy ra với mình”, bạn loại bỏ được thói quen than phiền kia
- Nếu hôm nay tôi không vui, ắt là vì tôi tự làm khó mình
- Nếu có vấn đề gì xảy ra, tôi cũng sẽ tìm cách giải quyết ổn thỏa
- Nếu ai đó tôi quan tâm đang gặp rắc rối, tôi sẽ tìm cách giúp đỡ
- Ước mơ có thành sự thật hay không nằm trong bàn tay tôi
- Nếu tôi muốn chia sẻ đam mê đọc sách, tôi sẽ tìm đến những câu lạc bộ liên quan để tham gia
- Nếu tôi không thích kết quả công việc như hiện tại, tôi sẽ dành thời gian đánh giá bản thân và lên kế hoạch hành động
Than phiền là hình thức chối bỏ trách nhiệm. Lời cằn nhằn là một hình thức bào chữa cho bản thân về thiếu ý thức hành động.
Suy nghĩ thúc đẩy hành động
Hành động lặp đi lặp lại sẽ quyết định con người bạn.
Bạn muốn là người sống vui vẻ, hạnh phúc hay bế tắc, mệt mỏi?
- Đề ra một suy nghĩ tiêu cực để thay đổi, chọn cái nhỏ nhặt nhất Sau giai đoạn quan sát và chấp nhận, bước tiếp theo là hành động. Hãy chọn một thói quen than phiền về một đề tài nào nhỏ và dễ dàng nhất. Bạn đừng đặt áp lực bằng việc đưa ra một thói quen to tác như than phiền để thay đổi một người nhé!
Ví dụ như than phiền về nạn kẹt giao thông khiến bạn trễ hẹn với bạn bè. Nếu như bạn thấy mình hay than phiền về nó, bạn hãy thử thay đổi suy nghĩ như thế này: “Giao thông giờ này thì ngày nào cũng thế và ai cũng phải hứng chịu, không nằm trong kiểm soát của mình rồi.”
Hôm nay hẹn họp nhóm lúc 6h30 tối. Bình thường mình rời khỏi nhà lúc 6h20. Biết phải mất ít nhất 20 phút mới tới nơi, nhưng cứ ỷ lại rằng người khác cũng dây thun không kém. Đến khi tới trễ, mọi người đang mạch bàn tán sôi nổi về dự án, ngại ngùng và thầm trách sao giao thông hôm nay đông hơn mọi khi nên tới trễ. Chúng ta có thể tập rời khỏi nhà sớm hơn thời gian dự tính để phòng rủi ro trên đường.
Nhắc nhở bản thân đều đặn, bạn sẽ ngạc nhiên với tư duy của mình sau khoảng 20 ngày đấy!
- Nhìn nhận và nỗ lực hạ gục từng thói quen một Thường xuyên theo dõi và nhắc nhở về sự tiến bộ của bản thân. Một trong những nguyên nhân khiến bạn thiếu động lực là không thấy kết quả từ sự phấn đấu của mình. Hãy tự thưởng cho mình khi không còn bắt Cuộc sốnggặp bản thân than phiền về nạn giao thông nữa!Liên tục đánh bại từng thói quen một cho đến khi bạn hài lòng về cuộc sống.
Khi bạn bắt gặp bản thân rơi vào những câu than vãn sau đây, hãy nhắc nhở rằng mình đang giậm chân tại nấc thang của cảm xúc. Hãy mạnh dạn vượt qua để bước tới nấc thang lý trí và tư duy tích cực nhé!