Sống trong một thành phố bận rộn, làm thế nào để thoát khỏi áp lực căng thẳng của công việc và cuộc sống. Lịch trình giải tỏa tâm lý 12 giờ dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời:
Xem thêm bài viết Chiến thắng ngày làm việc buồn chán
Dậy sớm hơn 30 phút, giúp bạn có đủ thời gian đối phó với tình huống bất ngờ xảy đến . Đồng hồ báo thức trong thời gian dài nhưng bạn vẫn không nhúc nhích nổi? Hãy bắt đầu bằng việc mở to đôi mắt, ngáp sâu và vươn vai để đánh tan giấc ngủ. Sau khi làm nóng cơ thể bạn sẽ cảm thấy cơ thể được thư giãn, sảng khoái và thoải mái hơn, và chào đón một ngày mới với nụ cười trên môi.
07:30 AM
Sau khi vệ sinh cá nhân, hãy pha cho mình một tách cà phê nóng và thưởng thức bữa sáng giàu dinh dưỡng. Không khí trong lành buổi sáng sẽ giúp bạn có được không gian riêng và khởi động não bộ.
08:00 AM
Trước khi ra khỏi cửa, hãy nghĩ đến điều khiến bạn vui vẻ! Quan sát những điều giúp bạn cảm thấy bình tĩnh và tập trung. Nếu bạn cần thời gian thư giãn và nạp thêm năng lượng, hãy để những điều thú vị đó trở thành động lực gia tăng hiệu quả cho tinh thần.
09:00 AM
Giao dịch với khách hàng nóng tính khiến bạn tức điên. Hãy bớt giận dữ bằng cách tạm dừng công việc, thử tưởng tượng điều tốt đẹp sẽ đến với bạn. Hít thật sâu, rất có thể tâm trạng bực bội sẽ biến mất! Mỗi khi gặp vấn đề khó khăn và căng thẳng hãy để mình đến với những hình ảnh tốt đẹp, bạn sẽ phát hiện mọi việc đều có thể được giải quyết một cách êm đẹp, rõ ràng và không khó như bạn từng nghĩ!
12:00
Ăn trưa cùng đồng nghiệp, người phục vụ mới đến vô tình làm rơi chiếc đĩa khiến thức ăn bắn lên quần áo bạn. Bạn cảm thấy mình thật đen đủi, bực bội ăn cho xong bữa. Người phục vụ bối rối mang lên cho bạn một đĩa thức ăn không phải của bạn. Bạn trở về công ty hơi trễ, bị sếp khiển trách…
Hãy thử nghĩ, nếu lúc đó bạn giúp người phục vụ nhắt chiếc đĩa, cười nói với anh ta không sao cả, kết quả sẽ ra sao? Rộng lượng và giúp đỡ người khác là cách tốt nhất để giải tỏa căng thẳng. Chỉ một động tác nhỏ sẽ ảnh hưởng đến thế giới xung quanh, khiến mọi thứ tốt đẹp hơn.
15:00
Cuộc họp buổi chiều diễn ra không mấy thuận lợi, kế hoạch bạn vất vả thực hiện trong một tháng vì một vài lý do khiến bạn phải từ bỏ, bạn cảm thấy trống trải và thất vọng. Hãy nhớ lại những việc bạn từng vượt qua, có phải chúng đã cho bạn thêm nhiều kinh nghiệm đáng quý. Khi gặp khó khăn, hãy cảm ơn điều mà cuộc sống đã mang lại cho bạn dù đó là tốt hay xấu. Nếu không có chúng, bạn chỉ đứng nguyên một chỗ và không thể nào phát triển mình.
19:00
Kết thúc một ngày làm việc, rốt cuộc bạn đã có thể nghỉ ngơi. Hãy lắng nghe một bản nhạc mình yêu thích, ngâm mình trong làn nước. Khi tinh thần được thư giãn và nhìn lại một ngày vừa trải qua: bỏ qua điều khiến bạn bực bội và mệt mỏi sẽ làm tinh thần bạn cảm thấy tốt.
Hình dung lại những điều mang lại cho bạn cảm giác vui vẻ, những sai sót giúp bạn hiểu hơn chính mình và tìm cách để thay đổi. Nếu còn gặp lại sự việc tương tự, bạn sẽ vượt qua chúng một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
Tips: Phân loại công việc để bạn làm việc có hiệu quả hơn
Bạn từng liệt kê hàng loạt ưu điểm và hoàn thành công việc một cách xuất sắc trong hồ sơ xin việc? Thực tế, đây không phải là cách làm tốt. Chuyên gian quản lý thời gian của Mỹ cho hay, cùng một lúc làm nhiều việc khác nhau khiến bạn tốn gấp 4 lần thời gian để hoàn thành chúng.
Cách làm khoa học là phân chia việc cần làm ra nhiều nhóm khác nhau: Bạn qui định chỉ làm những việc cần sự sáng tạo trước bữa trưa, những việc cần suy tính và máy móc sắp xếp vào buổi chiều. Như vậy, bạn sẽ tiết kiệm thời gian suy nghĩ của đại não và nâng cao hiệu quả công việc.
Theo maivoo.com
Xem thêm bài viết Kỹ Năng Sống 6 Cách Để Làm Việc Hiệu Quả