Sự an bình nội tại hay sự bất an trong mỗi con người đều chảy ra thế giới này. Vì thế sẽ không thể tạo lập một thế giới hòa bình khi chúng ta đang còn bị vướng bận bởi những xung đột nội tại, hận thù, hồ nghi hay giận dữ bên trong.
Nhớ hồi tôi chừng 7 tuổi, ông nội dẫn tôi đến bên hồ cá trong trang trại rồi bảo tôi thử ném một viên đá xuống nước. Sau đó ông bảo tôi quan sát những vòng tròn trên mặt nước bởi chính viên đá vừa ném.
Rồi ông bảo tôi: “Cháu hãy thử hình dung mình như viên đá kia. Trong đời, cháu cũng có thể tạo ra rất nhiều vòng tròn xao động và chúng sẽ ảnh hưởng đến sự an bình của tất cả những người xung quanh”.
Và rồi ông tiếp tục: “Hãy luôn nhớ rằng cháu là người chịu trách nhiệm về những gì cháu đã đặt vào trong vòng tròn của chính mình và vòng tròn đó cũng sẽ lan toả và chạm vào rất nhiều vòng tròn khác. Vì vậy hãy sống sao cho những điều tốt đẹp mà vòng tròn của cháu tạo nên được gửi đi như những thông điệp của hòa bình và nhân ái đến khắp mọi người.
Ngược lại, những xao động sinh ra từ sự giận dữ hoặc ganh tị chắc chắn sẽ lan tỏa và ảnh hưởng đến những vòng tròn khác. Do đó, cháu cần phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với tất cả những điều trên”.
Đó là lần đầu tiên trong đời tôi nhận ra rằng sự an bình nội tại hay sự bất an trong mỗi con người đều chảy ra thế giới này. Vì thế sẽ không thể tạo lập một thế giới hòa bình khi chúng ta đang còn bị vướng bận bởi những xung đột nội tại, hận thù, hồ nghi hay giận dữ bên trong dẫu cho những xúc cảm hay ý nghĩ đó có được nói ra hay không.
Mọi khuấy động xung quanh những vòng tròn diễn ra trong mỗi chúng ta đều tràn ra thế giới rộng lớn này, hoặc để tô vẽ thêm vẻ đẹp cho cuộc sống, hoặc cản trở, phá vỡ những vòng tròn khác.
Một người giết trâu đến hỏi Thiền sư:
– Giết trâu có tội không?
Thiền sư trả lời :
– Không có tội.
Người đó ngạc nhiên hỏi:
– Tại sao không tội?
Thiền sư đáp:
– Giết một đền một, không tội lỗi gì hết.
Chúng ta bình đẳng trước luật nhân quả, chữ “tội” trong đạo Phật không giống như chữ tội ở các tôn giáo khác. Phật không có quyền cho chúng ta lên Niết bàn, cũng không có quyền đày chúng ta xuống địa ngục. Chỉ nghiệp mới có quyền này.
Khi nghiệp chưa phát ra thì mình làm chủ nó nhưng khi nghiệp đã phát ra rồi thì nó làm chủ mình. Sự chi phối của luật nhân quả rất công bằng.
Theo Thích Tánh Tuệ
Xem thêm Quà tặng cuộc sống Vì Sao Người Lương Thiện Cả Đời Gặp Nỗi Buồn Và Trắc Trở