Hầu hết những người này không có hoặc có ít kinh nghiệm trực tiếp làm cơ sở cho khả năng phán đoán của họ. Kiến thức của họ về một số lĩnh vực không thể coi là kiến thức vì nó được lấy phần lớn từ những dữ liệu thứ cấp như truyền thông, tin đồn , thông qua người thứ ba và các giả thiết.
Khả năng phán đoán sự việc
Rõ ràng việc tiếp nhận kiến thức từ những nguồn không chính thức như vậy thường vấp phải những sai sót.
Người ta mắc lỗi trong phán đoán vì kiến của họ không dựa trên những kiến thức có liên quan đến vấn đề đang đề cập. Thay vào đó là khả năng suy đoán không có cơ sở vững chắc. Qua những góc nhìn của họ, ý kiến họ đưa ra dường như không mang lại ý nghĩa, nhưng đối với kiến của những người am hiểu về những vấn đề này thì luôn hoàn toàn được coi trọng.
Chức năng suy diễn
Một lý do cho việc này là bộ não chúng ta có khuynh hướng hoạt động như một chức năng suy diễn khi chúng ta thiếu hiểu biết về một vấn đề nào đó. Não chúng ta luôn luôn suy diễn ra những gì mà ta không biết. Vì vậy, khi ta không có kiến thức về một lĩnh vực nào đó, não sẽ cố kết nối những thông tin có liên quan đến lĩnh vực này lại với nhau.
Không may là nhiều khi những thông tin được kết nối này không phù hợp, dẫn đến rất nhiều sai sót. Vì thế không thế rút ra được kết luận nào khi dựa trên những thông tin sai sót.
Giống như khi tôi viết về chế độ ăn kiêng bằng thực phẩm tươi sống, nhiều người chưa từng đọc một cuốn sách nào viết về thực phẩm tươi sống mà đã đưa ra những ý kiến dựa trên những nhận định ngớ ngẩn như: ăn thực phẩm tươi sống là chỉ ăn salad suốt ngày.
Một số những nhận định sai lầm xuất phát từ đặc tính cá nhân của mỗi người, đó là kết quả của sự khái quát hóa quá mức mọi vấn đề. Những nhận định này bao gồm cả những niềm tin như:” mình không thể kiếm tiền bằng online được”, hay “ nếu mình ly hôn, mình sẽ làm hỏng cuộc đời con mình mất”, hoặc “ nếu mình thất nghiệp thì làm sao mình xoay sở với cuộc sống”.
Ngừng phán đoán.
Những phán đoán sai lầm là những kẻ hủy diệt sự phát triển. Khi đầu óc bạn đầy những thông tin sai lệch thì bạn sẽ không thể nào đi tiếp đến lĩnh vực mà bạn muốn biết.
Giải pháp rõ ràng nhất bây giờ là hãy ngừng phán đoán khi bạn không có đủ kiến thức về một lĩnh vực nào đó. Thực sự, bạn có thể thực hiện điều này. Bộ não của bạn sẽ xóa sạch ở những chỗ không thích hợp. Nhưng với tinh thần tự nhận thức được của bản thân, bạn có thể tự buộc mình từ bỏ những kiến thức sai lệch đó.
Khi bày tỏ quan điểm mạnh mẽ về một chủ đề nào đó, bạn hãy dừng lại chốc lát để tự kiểm tra lại mình.Ý kiến của bạn đặt trên nguồn kiến thức chuyên môn nào? Những kiến thức này có dựa trên những trải nghiệm trực tiếp hay không? Bạn có phải là chuyên gia về chủ đề này? Làm sao bạn biết được những gì bạn khẳng định? Bạn có tranh luận với người am hiểu vấn đề hơn bạn không? Bạn đang bày tỏ quan điểm hay là đang lắng nghe quan điểm của người khác? Phải chăng bạn đang chia sẻ thông tin có giá trị?
Có phải cái tôi của bạn quá cao? Bạn đang cố bảo vệ ý kiến của bạn, một khi ý kiến của bạn bị phê bình, bạn thấy cần phải bảo vệ kiến cá nhân của mình?
Đón nhận quan điểm mới
Đón nhận một quan điểm nào đó và vận dụng thật tốt vào những tình huống cụ thể là điều cực kỳ hữu ích cho bạn. Rồi sau đó, ngồi lại và quan sát thử những người khác phản ứng như thế nào. Nếu có thể, hãy để họ đóng góp ý kiến khi bạn tranh luận. Hãy sử dụng những quan điểm mới và khai thác hết sức mạnh của chúng.
Điều quan trọng là bạn phải biết chấp nhận những quan điểm mới và đào sâu tìm hiểu khả năng phán đoán để có được sự phát triển mạnh mẽ.