Suy nghĩ là một quá trình đặt câu hỏi và trả lời. Khi chúng ta đặt câu hỏi thông minh, chúng ta sẽ có được những câu trả lời chất lượng và vì thế, thu được những kết quả tốt.
Thực tế hầu như chúng ta thường đặt ra những câu hỏi tiêu cực và rồi nhận được những kết quả thật tệ.
Nếu bạn tập tành đặt câu hỏi và trả lời chúng hằng ngày, bạn sẽ nhận ra sức mạnh bất ngờ của
những câu hỏi.
IMA xin chia sẻ với các bạn một vài ví dụ nhé!
Xem thêm: Người thông minh như Einstein giải quyết vấn đề như thế nào
Khi khởi đầu ngày mới
Tiêu cực: Mình có thể “nướng” thêm chút nữa không nhỉ? Ngủ thêm tí nữa cũng chẳng nhằm nhò gì đâu?
Tích cực: Mình cần làm gì để bắt đầu ngày mới tốt nhất đây? Có những cách nào để lên tinh thần cho bản thân? Mình nên đọc cái gì để tạo cảm hứng ngay lúc này nhỉ?
Khi chẳng có tâm trạng để tập thể dục
Tiêu cực:Thời tiết thế này, tập thể dục lạnh/ nóng lắm? Mình bỏ tập ngày hôm nay chắc chẳng ảnh hưởng gì lắm?
Tích cực:Tôi có cảm thấy khỏe khắn hơn nếu không đi tập thể dục không? Tôi có nên nghe nhạc trong khi tập không nhỉ? Không tuyệt vời khi mình kiên trì với mục tiêu có được thân hình thon gọn sao? Tôi có thể vừa tập vừa làm gì để thêm thú vị?
Khi đắn đo về chế độ ăn uống
Tiêu cực: Mình cần phải “hy sinh” những đồ ăn thức uống nào đây? Làm sao mà mình có thể vượt qua những cám dỗ ngọt ngào? Mình phải ăn chế độ giống như vậy mãi sao
Tích cực: Những món ăn nào mình thích hơn nhỉ? Những loại thức uống nào mình chưa từng uống, giờ có thể thưởng thức? Mình thực hiện chế độ ăn uống như thế này vì những lợi ích nào
Kết thúc một ngày làm việc
Tiêu cực: Mình đã làm nhiều việc rồi, giờ thì nghỉ ngơi và ăn chơi được rồi hen? Đến lúc về rồi, việc này để đến mai làm cũng chưa trễ?
Tích cực: Việc tiếp theo là gì? Mình có thể hoàn thành nhiều công việc nữa được
không? Làm sao để mình làm được nhiều việc nữa trong ngày hôm nay?
Khi chơi đùa với trẻ
Tiêu cực: Việc gì cần phải chơi với trẻ con? Làm sao để không phải mệt mỏi với lũ trẻ nghịch ngợm này đây? Làm sao để để nó không nắm lấy tóc của mình mà nghịch? Sao
mà trông trẻ cực quá đi?
Tích cực: Tôi có thể chơi trò gì để cả mình và bé đều cảm thấy thú vị nhỉ? Tôi làm gì để bé cảm thấy được yêu thương và nâng niu? Tôi có thể làm gì để tận hưởng một buổi tối tốt đẹp? Hồi bé mình hay làm gì vui nhỉ?
Khi tham gia những sự kiện networking
Tiêu cực: Tôi làm gì để không biến mình thành một trò hề? Tôi nên nói gì bây giờ? Tôi nên làm gì để không phải quá căng thẳng hay ngại ngùng? Có lẽ tôi cần tránh những
chỗ như vầy?
Tích cực: Đây không phải là cơ hội để tôi làm quen với nhiều người thành công sao?
Nếu tôi thấy ai đó đang e ngại, tôi có thể làm gì để giúp họ cảm thấy thoải mái hơn?
Trong buổi hội thảo này, tôi có thể học hỏi điều gì?
Khi cảm thấy căng thẳng, áp lực
Tiêu cực: Tại sao tôi lại bị xuống tinh thần vậy chứ? Tại sao tôi không thể hạnh phúc?
Làm sao cuộc đời bất công với tôi như vậy?
Tích cực: Tôi có thể làm gì để lên tinh thần? Tôi có thể trò chuyện với ai làm tôi vui?
Tôi có thể nghe hay đọc gì khiến tôi phấn khởi hơn? Qua tình huống này, tôi rút ra được ý nghĩa gì cho cuộc đời mình? Tôi cho phép mình buồn bao lâu rồi lại vui vẻ, lạc quan trở lại?
Sự khác nhau?
Câu hỏi tiêu cực khiến chúng ta xuống tinh thần. Chúng làm bạn tập trung vào cái tôi mặc cảm, khó khăn, những cái sai, thiếu sót, những điều bạn chưa làm được… Có lẽ đó là những ý tưởng hay ho nhưng rồi không giúp bạn phát triển bản thân.
Câu hỏi tiêu cực khiến bạn loanh quanh với sự vô nghĩa, lười biếng, và dẫn đến bế tắc khi giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, chúng như một chất gây nghiện. Bạn đang nghĩ hình như mình đang bị căng thẳng, bình thường bạn sẽ tự hỏi “Tại sao tôi lại bị xuống tinh thần vậy chứ? ” Có vẻ như bạn đang chẩn đoán vấn đề để tìm cách chữa trị. Tuy nhiên, não không hoạt động như vậy.
Khi bạn đang rơi vào tình huống hay tâm trạng xấu, bạn không đủ minh mẫn để suy nghĩ khách quan. Kết quả là bạn dẫn mình đi sai lối, câu trả lời sẽ không mang lại giá trị. Chúng sẽ đưa ra một vài giải pháp tạm thời nhưng vấn đề thì vẫn còn đó, đó là cách bạn chôn giấu rắc rối của mình mà thôi.
Hỏi câu hỏi tại sao không chỉ khiến bạn khơi lên tâm trạng căng thẳng mà còn nuôi
dưỡng, vuốt ve và mổ xẻ vấn đề ra lớn hơn.
Ngược lại, câu hỏi tích cực giúp chúng ta lấy lại sức mạnh để kiểm soát rắc rối mình gặp phải.
Khi bạn tập trung vào những gì bạn có thể làm, bạn tránh những phân tích lẩn quẩn. Chúng hướng bạn tới hành động để thay đổi vấn đề.
Trở lại với ví dụ về căng thẳng, điều đầu tiên bạn cần làm là mang lại những cảm xúc tích cực cho bản thân. Với những câu hỏi tích cực ở trên, bạn sẽ lấy lại tinh thần sau vài phút. Chúng giúp bạn tập trung vào việc giải quyết những căng thẳng đang có và suy nghĩ hướng hành động.
Khi bạn dành tập trung cho những điều bạn không thể kiểm soát hay không thích, căng
thẳng cứ thế mà “leo thang”. Bạn thấy đấy! Đặt câu hỏi cũng là một nghệ thuật. Những kết quả tầm thường đến từ những câu hỏi tầm thường. Những kết quả thông minh đến từ những câu hỏi thông minh.
Nếu bạn còn phân vân về sức mạnh của câu hỏi, hãy thử áp dụng chúng và rút ra nhận xét của bản thân. Và sau đó, chia sẻ với chúng tôi về trải nghiệm của bạn nhé!
Xem thêm bài viết Năm 2014 – Điều Gì Thật Sự Quan Trọng? 5 Câu Hỏi Sau Sẽ Giúp Bạn