Tại sao một số người có vẻ luôn may mắn khi nói đến việc có được một công việc như ý? Họ nộp đơn ứng tuyển và nhận được cuộc gọi. Họ đi phỏng vấn và đươc nhận vào làm. Tuy nhiên, có thể với bạn nó dường như không dễ dàng như vậy, mặc dù việc tìm kiếm một công việc mới thật sự không quá khó. Người luôn được nhận làm cho mọi việc trông thật dễ dàng. Nhưng sự thật là sự nỗ lực và chuẩn bị trước khi phỏng vấn chính là điều tạo nên sự khác biệt. Nếu bạn thực sự muốn biết những bí mật mà các ứng viên phỏng vấn xuất sắc có được, thì đây là danh sách những điều quan trọng mà họ làm để có được công việc mơ ước.
1. Biết thương hiệu cá nhân của mình là gì
Một ứng cử viên lớn biết rằng họ là một thương hiệu. Bạn nên biết những gì làm cho bạn độc đáo và tại sao bạn là ứng viên tốt nhất cho công việc. Sở hữu một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ nghĩa là bạn biết rõ giá trị mà bạn thêm vào công ty và miêu tả điểm bán hàng độc đáo của bạn (Unique Selling Proposition) bằng mọi cách.
2. Nghiên cứu về công ty
Nghiên cứu là chìa khoá để bạn thể hiện tốt trong một cuộc phỏng vấn. Hãy chắc chắn là bạn biết đầy đủ về công ty mà bạn đang phỏng vấn, để bạn có thể vừa trả lời vừa đặt câu hỏi cụ thể. Không có gì ấn tượng hơn một ứng viên đã nghiên cứu kĩ lưỡng. Bạn nên biết Giám đốc điều hành, đối thủ cạnh tranh và bất kỳ chủ đề quan trọng hiện nay của công ty. Bạn sẽ không chỉ gây ấn tượng với người phỏng vấn, mà còn sẵn sàng giải quyết những câu hỏi ngoài hồ sơ của bạn, nếu được hỏi.
3. Chuẩn bị từ đêm hôm trước
Nghe có vẻ rất bình thường, nhưng sự chuẩn bị tạo nên khác biệt. Thật khó khăn khi phải nghiên cứu và thể hiện vào cùng một ngày quan trọng. Hãy tạo cho mình sự khởi đầu tốt nhất bằng việc có tất cả mọi thứ bạn cần vào đêm trước ngày phỏng vấn. Chuẩn bị trang phục, in ra nhiều bản sao của hồ sơ, bản đồ đến nơi phỏng vấn, và bất cứ điều gì khác mà bạn có thể cần. Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ có được một đêm ngon giấc, để bạn cảm thấy tỉnh táo vào buổi sáng và có thể có được một khởi đầu mà không có cảm giác căng thẳng hoặc vội vã.
4. Mặc trang phục thích hợp
Cách bạn ăn vận là một phần quan trọng để tạo ấn tượng tốt khi phỏng vấn. Bạn có thể có tất cả các kỹ năng trên thế giới, nhưng nếu quần áo của bạn không chuyên nghiệp, nó sẽ làm giảm đi những gì bạn có. Đôi khi bạn cảm thấy bối rối vì không biết phải mặc gì, đặc biệt là từ khi các công ty có xu hướng thoải mái hơn trong trang phục của nhân viên. Nhưng nếu bạn đang được phỏng vấn, bạn vẫn nên mặc một bộ trang phục trang trọng và lịch sự. Nếu bạn không chắc chắn về việc phải mặc gì, thì ăn mặc quá trang nghiêm vẫn dễ chấp nhận hơn là ăn mặc quá sơ sài. Một khi vào làm ở công ty, bạn có thể đánh giá những loại trang phục phù hợp nhất với môi trường của bạn.
5. Toát ra sự tự tin
Không có gì so được với sự tự tin trong buổi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng đã quá nhàm chán với việc xem quá nhiều hồ sơ, vì vậy đây là thời điểm để thêm một khuôn mặt vào kinh nghiệm làm việc của bạn. Ngoài việc nhìn vào kỹ năng của bạn, một người phỏng vấn cũng kiểm tra để xem tính cách của bạn có phù hợp với vị trí cần tuyển không. Nếu bạn không thoải mái khi nói về bản thân mình, thì làm sao bạn có thể tự tin chuyển tiếp thông tin đến những người khác? Khi bạn tự tin, bạn cũng để cho người tuyển dụng thấy cách bạn xử lý các tình huống căng thẳng, bởi vì phỏng vấn xin việc là một việc không hề dễ dàng.
Xem thêm 15 Việc Những Người Tự Tin Không Làm
6. Hoàn thiện “elevator pitch” của bạn
“Elevator pitch” là một bản tóm tắt sự nghiệp và thương hiệu cá nhân của bạn. Nó sẽ có ích khi người phỏng vấn yêu cầu bạn nói về sự nghiệp của bạn. Hãy suy nghĩ ra một cách thông minh và thú vị để tóm tắt kinh nghiệm của bạn để thu hút sự chú ý của người phỏng vấn. Hãy thử sử dụng những cách khác nhau để thể hiện những đặc điểm của thương hiệu của bạn, hay những tính từ dùng để mô tả chính bạn. Thay vì sử dụng những từ như “người giao tiếp tuyệt vời”, “người giải quyết vấn đề,” hay “làm việc nhóm”, hãy truyền đạt những yếu tố đó một cách thuyết phục và tự nhiên nhất.
7. Họ kể những câu chuyện hay liên quan đến kinh nghiệm quá khứ
Chìa khóa để nắm bắt sự chú ý của người nghe là thông qua cách kể chuyện tuyệt vời. Sử dụng những câu chuyện có liên quan và ẩn dụ để nói về những kinh nghiệm trong quá khứ của bạn. Một câu chuyện tuyệt vời sẽ truyền tải những điểm mạnh của bạn đến người phỏng vấn và thể hiện cách bạn giải quyết một vấn đề. Hãy chắc chắn rằng câu chuyện có trọng tâm, súc tích, và cho ví dụ về lý do tại sao bạn phù hợp nhất với vị trí bạn đang ứng tuyển.
8. Quan sát ngôn ngữ cơ thể của nhà tuyển dụng
Một người phỏng vấn mạnh mẽ là một bậc thầy về giao tiếp. Họ không chỉ giỏi diễn đạt ý tưởng của mình và hỏi những câu hỏi đúng, mà họ còn biết tận dụng những tín hiệu từ người khác. Hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của người tuyển dụng khi họ đặt câu hỏi. Nếu họ có vẻ mất hứng thú trong câu trả lời của bạn, có lẽ bạn cần phải nói đến trọng tâm nhanh hơn hoặc yêu cầu làm rõ để trả lời tốt các câu hỏi. Quan sát ngôn ngữ cơ thể của người phỏng vấn là một cách tuyệt vời để đánh giá sự thể hiện của bạn, để bạn điều chỉnh dựa trên phong cách giao tiếp của họ.
9. Hỏi về mục tiêu của công ty
Sự rõ ràng về mục tiêu của công ty có 2 tác dụng: nó cho thấy bạn quan tâm đến kết quả và xác nhận liệu mục tiêu của họ có phù hợp với hướng mà bạn muốn theo đuổi hay không. Điều quan trọng là để cho người tuyển dụng thấy suy nghĩ của bạn vượt xa khỏi chuyện được nhận vào công ty. Hỏi về mục tiêu và tương lai của công ty là một cách tuyệt vời để cho thấy bạn có thể là một phần trong tầm nhìn của họ.
10. Gửi một lá thư cảm ơn sau đó
Vâng, thư cảm ơn vẫn rất quan trọng. Một số người có thể nói đó là chuyện của quá khứ, nhưng nó vẫn là một phần quan trọng để đạt được thỏa thuận. Khi bạn gửi một lá thư cảm ơn , nó khẳng định với người phỏng vấn rằng bạn quan tâm đến vị trí này. Đừng quên: lá thư không chỉ cảm ơn người phỏng vấn đã dành thời gian cho bạn, mà còn củng cố các kỹ năng của bạn. Một lá thư cảm ơn tốt nên bao gồm các điểm quan trọng trong cuộc phỏng vấn và liên kết chúng với khả năng sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ của bạn.
Bây giờ khi biết những bí quyết này rồi thì bạn đã tự tin để tham gia một buổi phỏng vấn xin việc chưa nào 🙂 IMA chúc bạn thành công và có được công việc như ý. Và đừng quên share bài viết này cho những người mà bạn thấy sẽ hữu ích cho họ nữa nhé!
Ghi rõ nguồn ima.edu.vn khi trích dẫn bài viết này
Có thể bạn quan tâm: Lời Khuyên Tìm Việc Làm Cho Tuổi 22