Tôi chắc rằng bạn biết Lý Tiểu Long là ai. Anh là một võ sĩ, diễn viên nổi tiếng đã góp phần làm cho võ thuật Trung Hoa được phương Tây chú ý vào những năm 60 và 70.
Nhưng ngoài việc là một đấu sĩ tuyệt vời và là một nhân vật mang tính biểu tượng, Lý Tiểu Long còn có nhiều điều hữu ích để nói về cuộc sống.
Dưới đây là 7 nguyên tắc cơ bản yêu thích mà tôi đã học hỏi được từ Lý Tiểu Long.
1/ Bạn nghĩ gì ngày hôm nay?
“As you think, so shall you become.”
Bạn nghĩ gì thì sẽ trở thành như vậy
Có lẽ đây là lời tuyên bố đơn giản nhất của cách chúng ta làm việc. Nghĩ về những gì bạn đang suy nghĩ ngày hôm nay. Những suy nghĩ đó nói lên điều gì về con người bạn? Về cuộc sống của bạn? Và những suy nghĩ đó có liên quan đến những dự định trong cuộc sống và hình ảnh về bản thân của bạn ra sao?
Bạn sẽ dễ dàng quên đi câu nói đơn giản này trong cuộc sống hàng ngày. Cho nên, cách bạn suy xét bản thân và các mục tiêu của bạn có lẽ thường xuyên không dính dáng đến những suy nghĩ của mình. Một lời nhắc nhở đơn giản, ví dụ như một mảnh giấy nhỏ có ghi câu nói này, sẽ giữ bạn và suy nghĩ của bạn đi đúng hướng.
2/ Đơn giản hóa
“It’s not the daily increase but daily decrease. Hack away at the unessential.”
“Bạn nên bớt đi công việc mỗi ngày chứ không phải thêm vào. Cắt bỏ những thứ không cần thiết”
“If you spend too much time thinking about a thing, you’ll never get it done.”
“Nếu bạn dành nhiều thời gian để suy nghĩ về một công việc nào đó, bạn sẽ không bao giờ hoàn thành nó.”
Nếu bạn muốn cải thiện cuộc sống, bạn sẽ muốn thêm nhiều thứ vào cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, có một vấn đề là bạn sẽ không có đủ thời gian và năng lượng để thêm vào quá nhiều thứ. Và rồi những nỗ lực để cải thiện của bạn chỉ có thể kéo dài trong thời gian ngắn.
Càng thêm vào thì bạn chỉ càng căng thẳng và lo lắng nhiều thêm.
Loại bỏ sự lộn xộn, những hoạt động, công việc và suy nghĩ không quan trọng là cách giải phóng thời gian và năng lượng để làm những việc bạn mong muốn thật sự. Khi những lộn xộn trong thế giới bên ngoài giảm đi, những lộn xộn trong thế giới nội tâm của bạn cũng có xu hướng giảm đi. Điều này còn có lợi ích ở chỗ bạn có thể tận hưởng thật sự những việc bạn đang làm.
Nghĩ về nhiều điều và suy nghĩ một việc nào đó nhiều lần có thể tạo ra một cảm giác an toàn. Nó cũng là một cách tốt để trì hoãn và né tránh những việc bạn biết bạn nên làm. Và càng suy nghĩ nhiều bạn càng khó bắt tay vào hành động. Có lẽ vì bạn muốn giữ cảm giác thoải mái an toàn và không muốn phá vỡ cảm giác đó.
Suy nghĩ có vị trí của nó. Nó có thể giúp bạn lên kế hoạch cho một mục tiêu và phòng tránh những cạm bẫy trong tương lai.Tuy nhiên thói quen suy nghĩ quá nhiều sẽ làm cho bạn lãng phí rất nhiều thời gian.Sẽ có ích hơn nếu bạn thay thế thói quen đó với thói quen “cứ làm đi”.
Xem thêm bài viết Sống đơn giản để hạnh phúc
3/ Khám phá con người bạn thông qua giao tiếp
“To know oneself is to study oneself in action with another person.”
Muốn hiểu chính mình hãy nghiên cứu cách mình tương tác với người khác.
Con người khó hiểu nhất có thể chính là … bạn. Bạn có thể tìm hiểu về chính mình khi bạn ở một mình, nhưng điều này có thể dẫn đến những suy diễn và nghi ngờ trong tâm trí bạn.
Một cách hay để bạn tự tìm hiểu về chính mình là tìm hiểu cách bạn tương tác với người khác. Cách mọi người phản ứng và hành động khi tương tác với bạn có thể dạy cho bạn rất nhiều. Và thậm chí những gì bạn suy nghĩ và phản ứng có thể nói cho bạn biết nhiều thứ hơn nữa.
Những gì bạn thấy, cảm nhận, và lắng nghe từ người khác có thể là một sự phản chiếu con người bạn. Những gì bạn học được khi suy nghĩ theo cách này không phải lúc nào cũng dễ chịu, nhưng chúng có thể soi sáng cho bạn. Chúng giúp bạn nhìn thấy con người mình cũng như làm thế nào bạn có thể đánh lừa chính mình. Và những kiến thức này rất có giá trị trong quá trình phát triển cá nhân của bạn.
Vì vậy, khi tương tác với mọi người, hãy tự hỏi chính mình: những gì được phản ánh ở đây?
Xem thêm bài viết 60 Câu hỏi khám phá bản thân
4/ Không chia rẽ
“Take no thought of who is right or wrong or who is better than. Be not for or against.”
Đừng bận tâm ai đúng, ai sai hay ai tốt hơn bạn. Ai không tán thành hay phản đối
Đây là một suy nghĩ rất mạnh mẽ và hữu ích. Nhưng cũng rất khó để bạn sống với tư tưởng đó. Tại sao? Tôi tin rằng đó là vì “cái tôi” rất thích chia rẽ và tìm cách để “gia tăng” cho chính nó. Những người mang cái tôi thường muốn được tốt hơn, giỏi giang hơn, xinh đẹp hơn, hấp dẫn hơn, và thông minh hơn người khác.
Làm thế nào để bạn khắc phục những suy nghĩ và cảm xúc đó?
Tôi cho rằng bạn không cần thiết phải đồng cảm với những suy nghĩ và cảm nhận của mình. Điều này không có nghĩa là bạn dừng suy nghĩ và cảm nhận. Nó chỉ có nghĩa là bạn nhận ra – và ghi nhớ mỗi ngày – rằng suy nghĩ và cảm xúc chỉ là những thứ theo sau bạn.
Bạn không phải là chúng.
Bạn là ý thức quan sát chúng.
Khi nhận ra và ghi nhớ điều này, bạn có thể kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc của mình thay vì những thứ xung quanh. Nó cũng cho phép bạn không nghiêm trọng hóa những suy nghĩ của mình và bạn có thể cười nhạo hay phớt lờ những suy nghĩ đó mỗi khi bạn thấy cái tôi của mình đang biểu lộ.
Khi bạn không còn gắn bó với những suy nghĩ đó, bạn sẽ sẵn sàng tiếp nhận những thứ khác, những suy nghĩ, cá nhân khác nhau, thay vì loại bỏ chúng. Điều này tạo ra sự tự do bên trong và bên ngoài cũng như sự tĩnh lặng thay vì nỗi sợ hãi hay ý muốn chia rẽ và xung đột.
5. Tránh sự phụ thuộc vào sự công nhận của người khác.
“I’m not in this world to live up to your expectations and you’re not in this world to live up to mine.”
“Tôi không phải tồn tại trong thế giới này để sống theo nguyện vọng của bạn và bạn cũng không ở trong thế giới này để sống vì nguyện vọng của tôi.”
“Showing off is the fool’s idea of glory.”
“Khoe khoang là ý tưởng vinh quang của kẻ ngốc.”
“Cái tôi” muốn bổ sung vì nó nghĩ rằng nó không đủ. Một cách để làm điều đó là ham muốn công nhận từ những người khác. Cái tôi muốn cảm thấy thông minh, xinh đẹp, thành công vv. Và sự công nhận làm cho bạn cảm thấy tốt trong một khoảng thời gian. Nhưng rồi bạn sẽ nhanh chóng muốn tìm kiếm những sự công nhận mới.
Và vấn đề xảy ra đối với việc bị lệ thuộc vào sự công nhận từ những người khác là bạn để cho người khác kiểm soát cảm xúc của bạn . Điều này khiến cho những cảm xúc trong cuộc sống của bạn chẳng khác nào con “tàu lượn siêu tốc”.
Để tìm sự ổn định về cảm xúc và kiểm soát các cảm xúc cá nhân bạn cần phải tìm kiếm sự công nhận từ một nguồn vững chắc hơn. Đó là chính bạn. Bạn có thể thay thế sự mong đợi và công nhận của người khác bằng cách thiết lập những kỳ vọng của riêng bạn và công nhận chính bạn.
Và do đó, bạn hãy công nhận chính mình bằng cách suy nghĩ rằng bạn tuyệt vời như thế nào. Bạn không “bán non” mình. Bạn đánh giá cao bạn đã đi xa thế nào và những điều tích cực bạn đã làm được. Bạn đánh giá cao giá trị của mình trong thế giới này. Bạn thiết lập mục tiêu và bạn đạt được những mục tiêu đó. Điều này giúp bạn tự tin về bản thân và khả năng của mình.
Những điều này sẽ giúp bạn xây dựng thói quen “tôn trọng giá trị bản thân từ bên trong chính con người bạn”.
Bây giờ nói đến việc khoe khoang. Tại sao chúng ta làm điều đó?
Vì muốn có được công nhận từ những người khác. Tuy nhiên, nhu cầu được chấp nhận này thường tỏa sáng qua rồi thôi và đó là lý do tại sao một điều như sự khoe khoang khoác lác ít khi có hiệu quả. Thay vì nhìn những người thu hút và thành công, bạn đang cố gắng hướng mọi người nhìn thấy bạn là một con người bất an và thiếu thốn, một người luôn tìm kiếm sự công nhận. Và sự khoe khoang của bạn chẳng có tác dụng gì cả.
6. Hãy chủ động.
“To hell with circumstances; I create opportunities.”
“Tôi không quan tâm đến hoàn cảnh, tôi tạo ra cơ hội.”
Thật dễ dàng để rơi vào một tư duy phản ứng. Bạn làm theo bất cứ điều gì đang xảy ra. Bạn làm những gì mọi người xung quanh làm. Bạn phản ứng với bất cứ điều gì đang xảy ra.
Và do đó bạn bị lạc trong hoàn cảnh của bạn. Lối suy nghĩ này không hề có ích. Bạn có xu hướng cảm thấy bất lực và như bạn đang bị trôi dạt.
Một cách sống hữu ích và thú vị hơn là sống chủ động . Như Lý Tiểu Long nói: tạo ra cơ hội mặc cho hoàn cảnh xung quanh bạn. Điều này nghe có vẻ tốt hơn và mang lại những kết quả tốt hơn. Nhưng mặt khác nó cũng khó khăn hơn. Bạn rất dễ bị trôi theo trong dòng phản ứng của cuộc sống. Và nếu bạn muốn chủ động bạn có thể phải đi đầu khá thường xuyên. Và điều đó có thể đáng sợ.
Tuy nhiên, sống chủ động rõ ràng rất bổ ích và thú vị.
7. Hãy là chính bạn.
“Always be yourself, express yourself, have faith in yourself, do not go out and look for a successful personality and duplicate it.”
“Luôn luôn là chính mình, thể hiện bản thân, có niềm tin vào chính mình, đừng tìm kiếm một phẩm chất thành công ở bên ngoài để sao chép.”
Chỉ là chính mình là một công việc khó khăn. Đôi khi bạn làm việc đó nhưng đôi khi bạn có thể quên mất hoặc rơi trở lại vào lối suy nghĩ cũ, hoặc bạn có thể bắt chước một ai đó.Việc này cũng có thể có hiệu quả. Nhưng tôi tin rằng sống con người thật của bạn thì tốt hơn.
Bởi vì khi là con người thật thì bạn sẽ tỏa sáng. Không có sự phi lí, thông điệp lẫn lộn hoặc giả tạo. Đó là bạn 100%. Đó là bạn không chỉ lời nói mà còn với âm sắc giọng nói và ngôn ngữ cơ thể (mà một số người cho là chiếm hơn 90% thông tin liên lạc) trên cùng một bước sóng như lời nói của bạn. Bạn thành công trên mọi kênh giao tiếp.
Vì vậy, tôi không nói rằng: “Này, bạn chỉ nên là chính mình bởi vì đó là điều phải làm, vv“, tôi nói rằng khi bạn là chính mình – một con người hiếm khi thích chia rẽ, một người ít có nhu cầu công nhận từ những người khác, một người không bị cái tôi chiếm lĩnh và không cố gắng để có được một cái gì đó từ người khác – sẽ mang lại cho bạn kết quả tốt hơn và hài lòng hơn trong cuộc sống mỗi ngày, bởi vì bạn đang sống với con người thật của chính mình.
Và bởi vì mọi người thực sự thích sự chân thật và những con người sống đúng với bản tính của họ.
Xem thêm bài viết 12 Cách Đơn Giản Để Cải Thiện Trong Năm 2014