Sai lầm thứ 6: Những người thông minh có khả năng giao tiếp tốt
Những người có trí tuệ cảm xúc(EQ) thường là những người giao tiếp tốt, nhưng họ không cần sự thông minh về mặt trí tuệ. Daniel Goleman trong quyển sách nổi tiếng mang tựa đề: Trí tuệ cảm xúc: “Tại sao nó lại quan trọng hơn cả chỉ số IQ” đã nói rằng “IQ và EQ không hề đối chọi nhau nhưng nó khá phân tách với nhau”.
Một người có chỉ số IQ cao không đương nhiên có chỉ số cảm xúc và kỹ năng giao tiếp tốt. Một số người có chỉ số IQ thấp có thể có khả năng giao tiếp tốt như những người có chỉ số IQ cao.
Trong một bài báo mang tên “Tại sao những người thông minh có kỹ năng giao tiếp nghèo nàn?”, tôi đã giải thích rằng những người thông minh không hẳn là người có kỹ năng giao tiếp kém. Tuy nhiên, những người thông minh minh có xu hướng giao tiếp hạn chế do những thói quen, suy nghĩ và tính cách của họ.
Họ thường có những vấn đề chẳng hạn như: nhu cầu chỉ trích người khác, xu hướng tìm lỗi, sử dụng ngôn từ phức tạp và một đặc tính của những người thông minh là thích chia sẻ kiến thức. Dường như những người thiếu khả năng thì lại có thể trở thành những người có khả năng giao tiếp tốt
Xem thêm: Những bí quyết để sở hữu kỹ năng giao tiếp tuyệt vời.
Đáng ngạc nhiên là chỉ có vài người trong số hầu hết những người nói chuyện hay, có khả năng đồng cảm, quan tâm và lắng nghe mà tôi từng gặp là làm trong lĩnh vực tinh thần. Họ không phải là những chuyên gia tâm lý, vật lý trị liệu hay tiếp tân, nhưng họ là những vận động viên thể thao kiên trì.
Sai lầm thứ 7: Thông điệp bạn muốn chuyển tải sẽ được người khác nhận được đúng như thế
Sai lầm này có thể làm hủy hoại những mối quan hệ của bạn mỗi ngày. Suy nghĩ rằng thông điệp mà bạn gởi chính là thông điệp mà mọi người nhận được sẽ làm bạn bị tổn thương khi tranh cãi với những người bạn yêu thương. Có thể giải thích vấn đề này bằng một từ: việc giải mã thông điệp.
Cách chúng ta giải mã một thông điệp của người khác phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đời sống như kinh nghiệm sống, niềm tin và giá trị. Khi mẹ bạn nhìn thấy cháu bị đứt tay, bà sẽ nói: “Con nên trông chừng con mình”. Qua câu nói, mẹ bạn muốn cháu bé được an toàn nhưng bạn thì khó chịu ra mặt vì thông điệp bạn nhận được là “mẹ bảo mình thiếu sót trong việc chăm con”.
Một ví dụ khác, một cậu bé nghịch ngợm nói với cô gái đang nhìn mình “Này, đừng có nhìn tôi như thế”. Cô bé này có thể hiểu rằng “cậu ấy thật tự tin, vui tính và đầy thách thức”. Trong khi , đó là một thông điệp mang tính thô lỗ.
Khi bạn nói chuyện với ai đó, đừng chắc chắn thông điệp của bạn sẽ được ai đó phân tích đúng như thế nhé! Bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp bằng cách ý thức rằng người khác sẽ giải mã thông điệp của bạn không theo cách mà bạn muốn chuyển tải. Hỏi lại cách hiểu của người khác là một cách tốt để chắc cả hai hiểu ý nhau. Hơn nữa, bạn có thể nói điều bạn nghĩ về câu nói của người đó.
Sai lầm số 8: Thích ứng với người khác là cách giao tiếp tốt
Trong cuốn sách 48 quy luật của sức mạnh, Robert Greene khuyên mọi người chiều theo tính cách của người khác, ít phản ứng dựa trên kinh nghiệm đã có và chú ý đến hiện tại. Những kinh nghiệm bạn sử dụng thành công với người này chưa chắc hiệu quả với người khác. Thích nghi với mọi người là chìa khóa sống còn trong giao tiếp.
Thích ứng là một phần quan trọng của những mối quan hệ “khỏe mạnh”. Một thất bại khi điều chỉnh tâm trạng của bản thân hướng tới tâm trạng của người khác có thể là kết quả của một vài mâu thuẫn. Điều đó phụ thuộc vào khả năng thể hiện của bạn. Tuy nhiên, thích ứng có thể mang lại lợi ích hay làm phản tác dụng trong các mối quan hệ.
Khi nào bạn để ý tới nhu cầu hay cảm giác của bản thân để thích ứng với tình huống xã hội? Thích ứng thường xảy ra ở những nơi: Mọi người muốn tạo ấn tượng tốt khi mối quan hệ của họ thì không bền chặt.
Tiến sỹ Brian Spitzberg, giáo sư trường đại học truyền thông ở San Diego cho rằng sai lầm của việc thích ứng là làm hạn chế khả năng giao tiếp. Nếu mọi người tỏ vẻ thích nghi với mọi người, họ trở thành người không kiên định. Việc thích nghi trong giao tiếp là một rào cản khi họ cứ thay đổi “bộ mặt” của mình vì người khác.
Sai lầm 9: Tránh nói chuyện về những điều nhạy cảm sẽ làm vấn đề càng tồi tệ hơn.
Sự sợ hãi của việc nói đến những vấn đề nhạy cảm. Mục đích của sợ hãi là bảo vệ chúng ta khỏi nguy hiểm, nhưng nó thường ngăn chúng ta xây dựng và sở hữu hạnh phúc. Cái cớ của việc “Nói về vấn đề nhạy cảm sẽ làm vấn đề tệ hơn” là cái cớ để tránh sự khó chịu. Việc chần chừ với những cuộc đối thoại quan trọng sẽ làm thay đổi cuộc sống của chúng ta.
Hãy hỏi ai đó đã ly hôn, họ sẽ nói cho bạn biết thất bại của họ trong việc dồn nén những vấn đề quá lâu là nguyên nhân phá vỡ mối quan hệ của họ. Khi nghĩ rằng nói chuyện về những điều khó chịu sẽ làm cho vấn đề ngày càng trầm trọng hơn, bạn sẽ mất thời gian, năng lượng, tiền của và tình cảm trong việc trì hoãn một cuộc trò chuyện khó khăn.
Sai lầm thứ 10: Bạn không có khả năng giao tiếp
Một nhận thức sai lầm và lý do lớn của việc không giao tiếp tốt là bạn cho rằng mình không thể giao tiếp. Trong khi đó, giao tiếp là điều không thể tránh khỏi. Bạn có thể cố gắng phớt lờ người khác nhưng vẫn phải giao tiếp.
Mọi người nghĩ rằng việc lảng tránh người khác là sẽ tránh nói chuyện với người đó nhưng thật ra bạn đang giao tiếp với người kia thông qua ngôn ngữ cơ thể và những điều chưa nói thành lời. Người e ngại thường tránh né mọi người và sống đơn độc, điều đó sẽ làm họ không biết quan tâm người khác và thiếu sự yêu quý bản thân.
Khi bạn nói với người khác “Mình không nói chuyện với bạn”, là lúc bạn đang nói dối bởi vì ngôn ngữ cơ thể sẽ chuyển tải thông điệp bạn muốn đề cập đến rằng bạn là người không biết gì. Hơn nữa, sự im lặng của bạn có thể cho thấy bạn là một kẻ bướng bỉnh. Khi ai đó thực hiện “giải pháp im lặng” đối với bạn, bạn sẽ nghĩ về người đó như thế nào? Vâng, họ là một kẻ thô lỗ, bướng bỉnh và thiếu hiểu biết.