Bạn có muốn biết bí quyết để thành công trong sự nghiệp không?
Bất kể ngành nghề hay vị trí nào, dù bạn đang hài lòng với vị trí hiện tại hay đang tìm kiếm một công việc khác, rèn luyện các kỹ năng mềm sẽ ảnh hưởng tích cực đến cách bạn tương tác với người khác, cư xử với với quản lý, tiếp cận xung đột và cuối cùng là gây ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn – thành công hay thất bại.
Đó là những kỹ năng gì? Sau đây là 7 kỹ năng mềm bạn cần trang bị để thành công trong sự nghiệp:
1. Trí tuệ cảm xúc (EQ)
Bạn có thể làm công việc này tốt nhất trên thế giới nhưng nếu bạn khiến cho đồng nghiệp xa lánh mình, hạch sách quản lý thì sẽ không có ai muốn làm việc cùng với bạn. Đó chính là chỉ số cảm xúc (EQ).
Hiểu được tâm lý đồng nghiệp, cách giao tiếp hay kết nối cảm xúc với mọi người cũng như kiểm soát tâm trạng bản thân, thì người khác sẽ giúp bạn đạt được những điều lớn lao trong công việc. Bạn sẽ thấy mình có thể dễ dàng hòa hợp với tất cả mọi người trong tổ chức, được trang bị để đấu tranh cho đúng mục tiêu, cũng như sẽ khéo léo trong việc giải quyết các vấn đề khó nhằn.
Chỉ số EQ không chỉ có ích cho những nhà quản lý mà cho cả bạn, dù bạn đã là nhân viên lâu năm hay mới đi làm, EQ sẽ giúp bạn nhận ra đâu là thời điểm thích hợp để nói lên những vấn đề khó khăn, tiếp cận những đồng nghiệp cáu kỉnh hay quản lý những khách hàng khó tính.
Xem thêm 6 Cách Nâng Cao Trí Thông Minh Cảm Xúc
2. Làm chủ công việc
Làm chủ công việc của bản thân là một điều đơn giản nhưng có những người đã làm việc cả cuộc đời mà không thật sự làm được điều này. Vậy điều đó có nghĩa là gì?
Có một lần tôi đã hỏi một trợ lý xuất sắc của mình – người đã đảm nhiệm tốt một vị trí hết sức khó khăn rằng bí quyết của cô ấy là gì. Câu trả lời của cô ấy là hãy nghĩ mình như một giám đốc điều hành hậu cần, điều này giúp cô dự đoán được nhu cầu của mọi người cũng như xử lý cách chi tiết nhỏ mà không cần ai nhắc nhở, yêu cầu. Đó chính là quyền làm chủ, bạn có thể không phải là giám đốc của công ty nhưng hãy là giám đốc của một khoản nào đó về giao tiếp, lập hóa đơn hay bất cứ công việc nào mà bạn phụ trách.
Làm chủ công việc của bản thân nghĩa là đảm đương trách nhiệm giúp đỡ để góp phần tạo nên sự thành công tổng thể của tổ chức: đầu tư vào nó bằng kết quả các công việc của bạn, tìm ra cách thức thực hiện để làm việc tốt hơn hay chịu trách nhiệm khi những việc trong phận sự của bạn không đi đúng hướng. Nói cách khác, bạn không chỉ thực hiện hàng loạt các công việc dưới sự chỉ đạo của người khác mà còn phải chú ý các chi tiết và thật lòng đặt tình cảm để chắc chắn rằng công việc của bạn sẽ thành công.
3. Giữ sự bình tĩnh
Sự điềm tĩnh cũng là một trong những yếu tố thường không được đánh giá cao cho đến khi nó mất đi. Nhưng nếu bạn bày tỏ rõ quan điểm rằng cần thiết phải có được sự bình tĩnh một cách sáng suốt và khách quan, thậm chí khi bạn thất bại hay tức giận, bạn vẫn sẽ giữ được nó. Thêm nữa, chỉ cần bạn tỏ ra cáu kỉnh hay gay gắt phê bình người khác bạn sẽ được tặng cho “danh hiệu” “Người cáu kỉnh”, và “danh hiệu” này thì rất khó để lay chuyển.
Sự điềm tĩnh cũng thường có xu hướng đi cùng với ít kịch tính, những người điềm tĩnh thường không cho phép mình dính dáng đến những cuộc xung đột mang tính chất cá nhân mà không liên quan đến mình; họ thường làm việc cùng sự hợp tác và thiện chí với các đồng nghiệp. Với tư cách là nhà quản lý, tôi luôn biết ơn những thành viên trong nhóm của mình, những người biết điều chỉnh các tình huống có thể gây tranh cãi một cách cẩn thận.
4. Cởi mở trong việc nhận phản hồi từ người khác
Trừ khi bạn không muốn phát triển sự nghiệp của bản thân một cách chuyên nghiệp và cảm thấy hoàn toàn thỏa mãn với đúng những gì trong hiện tại đến hết sự nghiệp, còn không bạn nên luôn cố gắng và cải thiện bản thân. Thông tin phản hồi đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bạn nhìn nhận được cơ hội. Nhưng nếu bạn cứng đầu không chịu tiếp nhận và phản bác lại những góp ý giúp bạn làm tốt hơn thì lâu dần, mọi người sẽ chẳng góp ý cho bạn nữa đâu.
Cởi mở để đón nhận thông tin phản hồi sẽ trở nên quan trọng hơn khi bạn trở thành quản lý. Để có thể quản lý tốt, bạn cần nắm trong lòng về việc học hỏi từ các kinh nghiệm, kết hợp với những bài học để áp dụng vào thực tế và thích ứng với cách tiếp cận để có thể tạo nên hiệu quả tốt nhất. Điều này có nghĩa là bạn thực sự mong muốn học hỏi cách thức để có thể thể hiện tốt hơn cũng như đón nhận cả những ý kiến trái chiều.
Xem thêm Kỹ Năng Lắng Nghe Chủ Động Để Giao Tiếp Tốt Hơn
5. Một quyết định lịch sự
Trong khi có quá nhiều quyết định trở nên độc đoán thì một quyết định lịch sự sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng và thẳng thắn, không hề né tránh những những cuộc nói chuyện khó xử hay bất tiện. Nó có nghĩa là bày tỏ quan điểm khi có điều gì đó không đúng đắn, không ngần ngại nêu ý kiến mới hay phớt lờ nhau trong im lặng.
Những sự việc xấu xảy ra khi nhân viên thiếu đi phẩm chất. Ví dụ, tôi đã có lần làm việc với một người đã rất tức giận với quản lý của mình khi người quản lý thay đổi lịch trình mà không báo với anh ta trước. Khi tôi hỏi rằng anh ta đã liên hệ với người quản lý chưa – anh ta trả lời là chưa – và vâng, anh ta đã để sự giận dữ thời điểm đó ảnh hưởng đến công việc của mình. Một khi anh ta nói chuyện với quản lý, anh ta sẽ biết rằng việc thay đổi lịch trình chỉ là một sai sót nhỏ mà người quản lý có thể dễ dàng sửa chữa nếu anh ta giải thích rằng vấn đề đó sẽ ảnh hưởng đến mình. Nhưng nếu đến cuối cùng mà anh ta cũng không chịu phản ánh, người quản lý sẽ không biết và sự tức giận của anh ta sẽ luôn âm ỉ. Và tất nhiên là điều này thì không tốt cho cả anh ta và cả người quản lý.
6. Sự đức độ
Không có gì là ngạc nhiên khi sự đức độ nằm trong danh sách này. Chúng ta luôn mong muốn làm việc với những đồng nghiệp có thể giải quyết các vấn đề bất đồng một cách lịch sự, cho mọi người thấy lợi ích của sự tôn trọng những ý kiến khác biệt so với họ hay luôn hành xử với sự chân thành. Các tổ chức với văn hóa của mình luôn đề cao tuyển chọn những cá nhân như vậy và đảm bảo để các nhân viên khác học hỏi theo họ.
Bạn càng ở vị trí cao, sự đức độ càng trở thành một yếu tố khác biệt cho một người lãnh đạo tài ba – từ việc thấu hiểu những mỗi người đều có cuộc sống và gia đình riêng ngoài công việc nên đôi khi họ sẽ ưu tiên đối xử với người khác với lòng trắc ẩn và sự tự trọng qua những cuộc nói chuyện phản hồi thông tin cứng rắn hơn.
7. Sự chính trực
Chính trực trong công việc nghĩa là hãy nói lên nếu bạn làm sai một điều gì đó vì sự kém cỏi của mình (tốt hơn việc bạn cố giảm nhẹ hoặc giấu nó), hãy làm những gì bạn đã nói, công nhận những thông tin mới khi nó chỉ ra sự sai lầm của bạn và cùng đừng ngại nói “Tôi không biết”.
Xây dựng danh tiếng với sự chính trực chính là nói thật. Khi mọi người biết được sự ưu tiên của bạn là dành cho sự chân thành và thẳng thắn, chứ không phải là bảo vệ bản thân hay làm cho bản thân trở nên tốt đẹp, thì bạn sẽ thấy việc này trở nên hết sức quan trọng, bạn sẽ nhận được lợi ích từ những trường hợp này, tất nhiên là những vấn đề tranh cãi này cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Nếu bạn đang là một quản lý, khi mọi thành viên trong nhóm biết bạn là một người công bằng, họ sẽ luôn tôn trọng các quyết định của bạn dù đó không đúng ý với riêng họ.
Theo Internshipnetwork / Business Insider