Chia sẻ kinh nghiệm của bạn về tinh thần kỷ luật ở trẻ
Một phụ huynh thông thái sẽ chia sẻ sự thông thái của họ. Họ sẽ nói với con cái về những kỹ năng sống hữu ích cũng như tinh thần trách nhiệm và kỷ luật. Một đứa bé có kỷ luật sẽ vâng lời hơn và cũng có tổ chức hơn một học sinh. Nó sẽ thành công hơn ở trường và cả trong cuộc sống.
Tinh thần kỷ luật tốt là chìa khóa hỗ trợ cho việc học và việc giáo dục mà trẻ em cần. Trẻ sẽ học tập tốt và ít bỏ học giữa chừng nếu chúng có trách nhiệm cao về việc phấn đấu thật tốt trong học tập. Những người có tinh thần kỷ luật sẽ thành công trong bất cứ lĩnh vực nào họ làm.
Phân biệt kỷ luật và hình phạt
Đây không phải là sự chơi chữ. Kỷ luật và hình phạt thực sự là hai điều khác biệt. Kỷ luật có thể bao gồm hình phạt nhưng mục đích của hình phạt nhằm mục tiêu cao hơn nhiều. Kỷ luật gồm những cách khác nhau để uốn nắn hành vi của trẻ trong một thời gian dài, chứ không phải là một sớm một chiều.
Mục đích của tinh thần kỷ luật tốt là dạy trẻ biết tự kiểm soát bản thân và biết phân biệt cái gì đúng và cái gì sai. Và làm cho những đức tính đó trở thành những giá trị bên trong của chúng.
Hãy cư xử theo cách bạn muốn trẻ cư xử
Trẻ em sẽ học hỏi tinh thần kỷ luật từ cha mẹ. Chẳng hạn, trẻ sẽ học phân biệt đúng sai bằng cách nhìn cha mẹ chúng làm. Nếu cha mẹ nói dối, chúng cũng sẽ nói dối. Nếu cha mẹ sử dụng bạo lực trong gia đình, trẻ cũng sẽ sử dụng bạo lực ngoài đường phố, cùng với việc hút thuốc lá, uống rượu và nghiện ma túy.
Bạn là những phụ huynh không muốn con mình làm những điều này, thế thì bạn đừng làm gương cho con về những việc đó. Đó là bước đầu tiên.Nếu bạn có những thói quen xấu khác như tính cẩu thả hay dùng thời giờ dây thun, thì đừng mong con của bạn sẽ gọn gàng và đúng giờ.
Bạn có thể nói “Hãy làm theo những gì bố nói chứ đừng làm theo những gì bố làm” nhưng khi bạn quay đầu đi, con bạn sẽ làm theo những gì bạn đã làm. “Hành động giá trị hơn lời nói”. Bạn muốn con cái có hành vi hay thái độ như thế nào, tốt hơn hết là bạn hãy thực hiện chúng trong cuộc sống của mình.
Lắng nghe trẻ con
Hãy nghĩ đến việc ngồi xuống và nói chuyện với con, cùng với một nụ cười và cử chỉ yêu thương. Bạn có thể hỏi con “Điều gì làm con thấy vui?” Chúng sẽ rất vui khi trả lời bạn. Và hỏi “Điều gì làm con buồn?”. Đừng hỏi với thái độ giận dữ. Chỉ hỏi “Điều gì làm con buồn?” Hãy cố gắng nói chuyện với con mỗi ngày.
Thưởng cho những việc làm tốt
Phần thưởng tốt nhất là lời khen. Nếu một đứa bé thường làm bừa bộn trên bàn, hãy khen nó khi nó không bừa bộn. Và chắc chắn cô bé sẽ dọn sạch đống bừa bãi nó đã gây ra. Bằng cách này, bạn đang giúp trẻ củng cố hành vi bạn muốn trẻ phát huy.
Đưa ra hình phạt phù hợp với những lỗi của trẻ
Hình phạt sẽ giúp ích nhưng không nên lạm dụng chúng quá mức và nên liên kết với hành vi sai trái mà bạn muốn trẻ sửa đổi. Chẳng hạn, nếu trẻ không ngủ đủ giấc vì thức quá khuya, hình phạt sẽ là phải lên giường sớm hơn. Bạn có thể khen ngợi khi trẻ thức dậy một cách tỉnh táo vào buổi sáng.
Đặt ra các giới hạn một cách khôn ngoan
Thử mở rộng định nghĩa của tình yêu mà bạn dành cho con cái: Nhiều người mẹ nghĩ rằng nếu họ làm cho con cái khó chịu hay tức giận, điều đó sẽ ảnh hưởng đến tình cảm giữa họ và con. Nhưng cha mẹ cần đặt ra ranh giới cho đứa trẻ để chúng phát triển những kỹ năng cần thiết để tìm được hạnh phúc và sự ổn định cho cuộc sống.
Và sau đó, bạn phải giải thích tại sao bạn lại nói “không” với con. Đây lànguyên tắc vàng dành cho tất cả các bậc làm cha mẹ. Nó sẽ giúp trẻ các giá trị để chúng có thể hiểu được bạn và lý do đằng sau câu trả lời đó. Nếu bạn nói không và không giải thích gì về quyết định đó, rồi sau đó lại dạy trẻ phải tôn trọng bạn, nghĩa là bạn không cho trẻ biết về ranh giới mà chúng cần điều chỉnh một cách hiệu quả hơn. Điều này bạn có thể áp dụng trong cuộc sống với bạn bè, đồng nghiệp và các mối quan hệ khác.
Và biết rằng bạn nên bắt đầu với những giá trị và những gì bạn cho là sẽ giúp trẻ vui vẻ và khỏe mạnh. Bạn nên tạo cho trẻ đánh giá cao những mối quan hệ lành mạnh, những tình bạn chân thành chứ không phải là điều gì khác. Hãy dạy trẻ mở rộng thế giới của chúng một cách tự nhiên.
Hãy để những trẻ lớn đặt ra những quy tắc cho riêng mình
Để trẻ lớn thiết lập quy tắc cho bản thân chúng rất hữu ích, đặc biệt là với trẻ thanh thiếu niên. Trẻ cũng có thể được đưa ra những hình phạt khi chúng phá vỡ quy tắc, chẳng hạn lệnh giới nghiêm. Bạn có thể duyệt sau cùng. Chúng có thể giúp trẻ em tham gia việc đưa ra quy tắc trong gia đình.
Hãy nhất quán
Trẻ em cần biết những mong đợi của bạn bằng việc đặt ra những giới hạn. Nếu đó là việc không xem ti vi vào buổi tối thì sẽ không xem phim vào buổi tối. Thực hiện những quy định này bất kể những rên rỉ ỉ ôi của trẻ. Nếu bạn để chúng thay đổi những luật lệ bạn đã đặt ra, chúng sẽ vượt mặt bạn cả những điều không tốt cho chúng và cho bạn.
Thực tế là bạn sẽ phải đối mặt với những phản đối. Thỉnh thoảng người lớn bị dao động vì cảm thấy con không yêu thương họ khi họ không cho phép chúng làm điều gì đo. Nhưng, về lâu dài, trẻ sẽ yêu thương và tôn trọng người lớn nếu họ nhất quán. Và nhớ là tính nhất quán không đồng nghĩa với sự cứng nhắc khi bạn nhận ra hoàn cảnh đã thay đổi.
Đặt ra những nội quy tích cực
Cha mẹ nên đưa ra những nội quy tích cực. Chẳng hạn, “Làm ơn để quần áo bẩn vào rổ” tốt hơn câu “Đừng ném quần áo bẩn lên sàn nhà”. “Tôn trọng mọi người trong gia đình” sẽ tốt hơn là “Không được ăn hiếp em gái”. Nhiều quy định “Không được…” có xu hướng thách thức trẻ hay thể hiện sự giận dữ. Thậm chí với giọng điệu tích cực, bạn vẫn thể hiện được sự cương quyết và nhất quán.
Hãy cho trẻ quyền lựa chọn
Bạn cũng có thể kỷ luật trẻ bằng cách đưa cho chúng sự lựa chọn. Chúng muốn tắm trước hay sau khi ăn tối? Khi chúng được quyền lựa chọn thời gian, chúng phải thực hiện cam kết mà chúng đã chọn. Chúng muốn mặc quần xanh hay quần đen để đến nhà thờ? Nhưng bạn phải nói chúng chỉ không được mặc quần jean.
Tương tự như vậy, bạn có thể để chúng lựa chọn những thức ăn khác nhau miễn những thức ăn đó là tốt cho sức khỏe của chúng. Trẻ em cảm thấy được tôn trọng khi chúng có quyền lựa chọn. Chúng cũng học được sự tự lập, điều đặc biệt quan trọng trong thời niên thiếu. Những trẻ được phép lựa chọn những thứ nhỏ sẽ được chuẩn bị tốt hơn khi đối mặt với những lựa chọn lớn khi chúng trưởng thành.
Với một tinh thần kỷ luật ở gia đình, trẻ sẽ cư xử tốt hơn khi trẻ ra khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ. Những trẻ có tinh thần kỷ luật ít quậy phá trong lớp học, hay bị bắt nạt và đe dọạ những đứa trẻ khác. Những đửa trẻ kỷ luật sẽ chịu trách nhiệm về những gì chúng làm. Kỷ luật sẽ giúp trẻ biết phân biệt đúng sai và ít gây ra những điều sai trái mà ngày nay đang đầy rẫy như ma túy, rượu chè, quan hệ tình dục sớm, bạo lực… Những điều này sẽ không xảy ra với những đứa trẻ có tinh thần trách nhiệm.
Xem thêm bài viết Tập cho con khả năng tập trung