Điều gì khiến cho ý tưởng chúng ta bị “giết chết” như vậy? Câu trả lời đã được các nhà khoa học nghiên cứu và khám phá. Thủ phạm không ai khác lại chính là não bộ của chúng ta. Vậy não bộ đã khiến chúng ta thất bại như thế nào? Có 4 nguyên nhân chính sau đây.
1. Não bộ dẫn ta đến với các kết luận chủ quan
Nghĩa là tâm lý con người ta luôn kết luận dựa trên những điều mình đã tin sẵn.
Bạn nghe câu chuyện về ông thợ mộc mất rìu chưa. Ông thợ mộc một hôm mất chiếc rìu, ông nghi thằng bé hàng xóm là người đã lấy nó. Từ đó, thằng bé nói gì làm gì ông cũng thấy giống như là biểu hiện của đứa vừa ăn cắp rìu. Nhưng hôm sau, ông tìm được chiếc rìu mình để quên ở gốc cây sau vườn. Thế là mỗi hành động của thằng bé, ông đều không thấy giống một người ăn cắp nữa.
Chính cái thiên kiến chủ quan trong đầu ông lão khiến ông nhìn nhận mọi sự đúng như những gì mình tin. Ta cũng thường có xu hướng như vậy. Các chuyên gia lý giải rằng, khi đưa ra ý tưởng và xây dựng nó, não bộ “bao bọc” suy nghĩ của ta bằng những thông tin chủ quan, khiến ta khó tiếp thu các ý kiến trái ngược và khách quan. Vì vậy mà không thể tự nhận ra tính thiết thực và tiềm năng của ý tưởng, làm giảm khả năng thành công.
2. Niềm tin dựa trên quá khứ
Não bộ có cơ chế khơi lại những kinh nghiệm từ quá khứ khi ta thực hiện công việc hiện tại. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu có việc gì đó không làm được trong quá khứ, thì ta sẽ bó buộc mình trong suy nghĩ việc đó là bất khả thi. Việc này làm hạn chế niềm tin của bạn, khiến bạn không có động lực thực hiện ý tưởng của mình.
3. Hay trì hoãn
Bạn có thể dành hàng giờ chơi game, ngủ nướng, xem TV… thay vì làm việc. Nếu thời gian lãng phí cộng dồn hằng ngày, bạn sẽ thấy năng suất làm việc bị giảm đi trông thấy, khiến khả năng thành công tụt xuống con số 0.
Theo thí nghiệm của giáo sư tâm lý Joseph Ferrari (Mỹ), khoảng 20% số người có thể mắc chứng “trì hoãn mãn tính”. Với mức độ stress tăng dần, độ trễ nải công việc càng trở nên đáng báo động. Ngoài ra, điều này thực sự nguy hại vì đó là thói quen vô cùng khó bỏ.
Cách khắc phục tình trạng này là bạn tự đặt ra “deadline” (kỳ hạn) cho chính bản thân, điều này phần nào giúp bạn làm giảm tính trì trệ trong não bộ. Sự tập trung cao độ để chạy kịp “deadline” sẽ khiến não phải hoạt động nhiều hơn.
Ngoài ra, ta nên vị tha, độ lượng với lỗi lầm trong quá khứ và hướng về tương lai. Theo nghiên cứu, những sinh viên tha thứ cho những lần trì trệ trong quá khứ đã có kết quả tốt hơn ở bài kiểm tra tiếp theo.
Xem thêm bài viết kỹ năng 5 Cách Khoa Học Giúp Đánh Bại Sự Trì Hoãn
4. Định giá bản thân dựa trên giá trị của người khác
Não bộ của mỗi người có xu hướng so sánh bản thân với những người xung quanh và tự định giá thông qua sự so sánh đó. Sự so sánh với những đối thủ quá mạnh và từng trải có thể làm giảm “nhuệ khí” của bản thân lẫn những người xung quanh; gây hệ lụy cho những ý tưởng sau này.
Khi tương tác với thế giới bên ngoài và “ngầm” so sánh mình với người xung quanh, phần vỏ não trước trán và vùng ghi nhớ sẽ hoạt động mạnh. Ở mức độ vừa phải, nó sẽ giúp bạn nhận ra được những điểm mạnh của “đối thủ” và học hỏi, tuy nhiên nếu sự so sánh này lặp đi lặp lại sẽ khiến bạn trở nên tự ti và ngày một thụt lùi.
Do đó, đừng quá phụ thuộc vào việc so bì với người khác. Khi so sánh, thay vì tự định giá bản thân, hãy tìm cách khắc phục những gì còn thiếu và đưa ra những ý tưởng độc đáo, nhằm nâng cao khả năng thành công của mình.
Tóm lại, nếu bạn có một ý tưởng tuyệt vời, hãy bắt tay vào thực hiện ngay. Đừng để những sai lầm “vô thức” trong tư duy cản trở bạn thành một con người vĩ đại. Mỗi chúng ta là một cá nhân độc đáo, và tiềm năng của con người là vô hạn!
Và đừng quên rằng, bộ não là tài sản quý giá nhất, vì thế bạn cần phải chăm sóc nó. Nếu bạn muốn tiếp thêm năng lượng cho não bộ của mình, IMA mời bạn đọc bài viết 10 Thói Quen Hàng Ngày Giúp Cải Thiện Não Bộ
Chúc bạn luôn thành công trong cuộc sống!
Bài viết tổng hợp từ Internet