Giao tiếp là hoạt động cơ bản của con người để trao đổi thông tin với nhau. Cuộc sống hiện đại đã biến giao tiếp trở thành một kỹ năng quan trọng để giúp con người thoát ra khỏi vùng bóng tối của mình, kết giao với người khác và tìm kiếm thành công.
Nhưng có một điều vì là kỹ năng cho nên cần phải được rèn luyện theo thời gian, cuộc sống bận rộn dường như làm cho con người ta quên mất những điều cơ bản. Họ trở nên lúng túng với kỹ năng căn bản nhất của mình đó là giao tiếp.
Vậy làm thế nào để tìm kiếm cách giao tiếp hiệu quả nhất?
“Giao tiếp là một kỹ năng bạn có thể học hỏi được. Nó tương tự như cách bạn học lái xe đạp hay đánh máy. Nếu bạn sẵn sàng học, bạn có thể cải thiện nhanh chóng kỹ năng quan trọng này.” Nhà văn Brian Tracy
Có 5 khía cạnh đã được tổng hợp lại từ những nghiên cứu sẽ tạo nên sự khác biệt thú vị trong việc cải thiện khả năng giao tiếp của bạn. Mỗi người sẽ cảm thấy một hiệu quả tích cực nhanh chóng thông qua những biến đổi trong kinh nghiệm giao tiếp.by Loren Ekroth
1. Thể hiện sự quan tâm và tò mò về những những người bạn nói chuyện
Trong giao tiếp đối thoại, tò mò là một lợi thế nhất định. Tò mò về người khác cho thấy bạn tham gia tích cực vào cuộc nói chuyện và chứng tỏ người đối diện rất thú vị. Mặt khác, nếu chúng ta có vẻ chán hay thờ ơ với người khác, họ sẽ cảm thấy mất hứng như thể là bạn đang nói “Tôi không quan tâm đến bạn. Bạn chẳng thú vị gì cả.”
Không tò mò có thể là một phiền hà trong cuộc sống. Như nhà diễn thuyết về mối quan hệ của con người và tác giả Dale Carnegie đã nói: “Một cá nhân không hề biết quan tâm đến những người thân yêu của mình là người gặp rắc rối nhất trong cuộc sống và gây ra nỗi đau lớn nhất cho người khác. Những người như vậy làm cuộc sống mất đi vẻ đẹp của mùa xuân.”
Thử hỏi những cặp vợ chồng không quan tâm, tò mò về những cảm xúc hay suy nghĩ của đối phương, hay bố mẹ chẳng để ý đến tâm tư và nội tâm của con cái. Thử hỏi những nhà quản lý nắm mọi thông tin về doanh nghiệp có để ý đến ý tưởng của nhân viên không. Chúng ta nhận thấy một kết quả: Một khoảng cách và cảm giác xa lạ với nhau.
Một tin vui là chúng ta có thể chọn cách quan tâm và tò mò về người khác Đây là một hành động chủ đích. Chẳng hạn, bạn không quan tâm đến việc thực hiện các yêu cầu của một khóa học nào đó ngay từ đầu nhưng sau đó, bạn thấy rằng không quan tâm đến vấn đề này là một tổn thất cho việc học và điểm số của mình, vì thế bạn chú ý học tốt hơn.
Xem thêm: Những bí quyết để sở hữu kỹ năng giao tiếp tuyệt vời.
Điều này cũng tương tự như sự quan tâm của chúng ta đối với người khác.
Ví dụ như một người chồng xem hôn nhân là một rắc rối và đang đối mặt với việc chia ly, thậm chí là ly dị vì anh ta ít quan tâm đến vợ. Anh ta có thể lựa chọn trở thành một người biết quan tâm đến vợ và những điều cô ấy nói. Khi anh ta thay đổi suy nghĩ và thái độ của mình, hành vi giao tiếp của anh ta cũng thay đổi theo. Anh ta bày tỏ sự gần gũi, âu yếm. Anh ta đặt ra những câu hỏi. Anh ta lắng nghe chăm chú.
Nhiều người thể hiện sự quan tâm đến bản thân mình hơn là thực sự để ý đến người khác. Khi chúng ta thể hiện sự chú ý người khác, họ sẽ bắt đầu quan tâm đến chúng ta trở lại.
Khi chúng ta có thể ý thức được hoặc không ý thức rằng bất cứ khi nào chúng ta quan tâm đến người khác, khi đó cuộc đối thoại và kinh nghiệm sống của chúng ta tựa như một cuộc phiêu lưu gặt hái được nhiều điều thú vị.
2. Cân bằng giữa việc nói chuyện và lắng nghe. Hãy luân chuyển nhau.
Những người có xu hướng hướng ngoại, nói nhiều có thể là một lợi thế vì họ lạc quan và “có thể làm nên” xã hội. Tuy nhiên, trong các mối quan hệ, hay nói chuyện và nói chuyện quá nhiều có thể có hại cho bản thân và các mối quan hệ.
Các bằng chứng khoa học cho thấy cân bằng cuộc đối thoại để mọi người đều chuyển tải được thông điệp sẽ làm cho mối quan hệ xã hội được tốt hơn. Trong những cuộc nói chuyện thân mật, việc cân bằng này rất quan trọng, người nói cần kiểm soát chính mình để mình không nói quá nhiều và lấn át người khác.
Một việc khác cũng quan trọng không kém là những người ít nói cần nói lên ý kiến của mình để người nói nhiều không nghĩ rằng bạn không quan tâm đến việc chia sẻ ý tưởng của bạn.
Sự cân bằng trong giao tiếp cho thấy sự an toàn và công bằng và tạo ra một môi trường hỗ trợ lẫn nhau để các ý tưởng đều có cơ hội được thể hiện và lắng nghe.
Cân bằng trong việc nói chuyện không yêu cầu sự phân chia 50 – 50. Tỉ lệ 80 – 20 vẫn được xem là cân bằng vì khi mỗi người hài lòng với vai trò trong giao tiếp của mình như phỏng vấn, trình bày ý kiến. Quan trọng là mỗi bên biết nhường nhịn, quan tâm lắng nghe, nhạy cảm với đối phương và biết thời điểm tốt nhất để dừng lại.
3. Đưa ra những lời khen chân thành khi thích hợp
Một số người gặp rắc rối khi đưa ra những lời khen. Một số khác có vấn đề khi nhận những lời khen lịch thiệp. Hầu hết những khó khăn này có nguyên nhân từ trong giáo dục và văn hóa. Tất cả những thói quen cũ này đều có thể được loại bỏ và thay vào bằng những nghĩa cử lịch sự và tế nhị hơn. Điều đó sẽ nuôi dưỡng mối quan hệ giữa người và người được tốt hơn.
Sự thật là những lời khen chung chung và phổ biến là không trung thực và không hiệu quả. Không chỉ đối với trẻ em mà còn đối với người lớn. Trong quyển sách có bước đột phá năm 1996 “Trừng phạt bằng phần thưởng”, Alfie Kohn đã đưa ra 4 điều khi đưa ra lời khen ngợi như sau:
- Đừng khen người khác nhưng chỉ khen những gì họ làm. Sẽ có khoảng cách giữa những gì họ nghe và những gì anh ta nghĩ về mình nếu chúng ta không đưa ra lời nhận xét rõ ràng về những điều thuộc về họ.
- Hãy khen ngợi càng cụ thể càng tốt. Thậm chí lời khen “Thật bất ngờ về kết thúc với những gì đã xảy ra với nhân vật chính”sẽ tốt hơn câu “đó là một cuốn truyện hay”
- Tránh khen ngợi một cách giả tạo… Một trong những triệu chứng của lời khen giả tạo là giọng điệu ngọt như đường, thánh thót và nhấn mạnh một cách không bình thường. Một người nhỏ tuổi cũng đủ biết phân biệt sự khác nhau của một niềm vui thật sự với một lời khen giả tạo, giữa một nụ cười chân thành với một nụ cười gượng gạo.
- Tránh lời khen mang ý nghĩa cạnh tranh. Nói rằng “Bạn là người giỏi nhất lớp” (hay đối với người lớn, là trong công ty), mà hầu hết những câu này là có tác dụng không tốt…khuyến khích người khác nhìn về người đó như một đối thủ nguy hiểm. Hơn nữa, họ cho người khác thấy giá trị của họ đã bị “đánh đổ” bởi người khác. Đó là một dạng bất an
Kohn đã đưa ra kinh nghiệm của mình như một bằng chứng mạnh mẽ về điều này và khuyến khích mọi người xây dựng nội lực cho bản thân.
Trong những năm đầu đời, ông Kohn đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa ra lời khen. Nền văn hóa đã khiến ông không thoải mái với việc lời khen ngợi vì cha mẹ tin rằng những đứa trẻ sẽ hư và kiêu căng. Mặt khác, việc khó khăn khi khen ai đó còn bởi ông nhìn bạn bè như những đối thủ trong lớp học và trong các trò chơi. Ông đã cần phải trưởng thành để có thể khen ngợi những đối thủ.
Sau nhiều năm, bây giờ ông Kohn rất thích khen người khác một cách cụ thể vì đã nhận thấy những kết quả tích cực từ việc này. Khi huấn luyện những khóa học, ông đưa ra những lời khen ngợi cụ thể về những hành vi và việc làm giúp họ phát triển.
Cách đây một thời gian, một sinh viên hỏi ông: “Bất cứ khi nào em khen bạn em, cô ấy đều chống chế. Làm sao để em có thể khen hiệu quả?”
Ông Kohn chia sẻ về gợi ý của mình đối với cậu sinh viên như sau:
“Mình nghĩ kiểu tóc mới của bạn tuyệt lắm, Sally à! Ai đã cắt tóc cho bạn vậy?”
Thêm một câu hỏi ở sau luôn ngăn chặn người khác tránh lời khen vì họ đang tìm cách phản ứng lại với những câu sau.
“Bạn đọc thơ cảm động thật đấy! Bạn đã tập bao nhiêu lần thế?”
Cuối cùng, nếu bạn có xu hướng đánh lạc hướng lời khen, hãy cố gắng đón nhận chúng. Một lời cảm ơn là cách đơn giản khi bạn nhận lời khen từ ai đó.
Sau khi bạn đã cố gắng bên bàn bi da và ghi được điểm số rất cao, từ chối lời khen không thích hợp chút nào cả. Cũng chẳng phù hợp khi những ngôi sao bóng đá người đã tung những cú sút tuyệt đẹp để ghi bàn thắng cho đội mình lại nói “Không phải tôi, nó được tạo nên bởi những người khác trong đội.”
Khi bạn nhận được lời khen chân thật, hãy thừa nhận nó.
Xem thêm : 5 bí quyết giao tiếp hiệu quả phần II