Giao tiếp một cách quyết đoán là gì?
Đó là cách giúp bạn nói lên những quyền lợi, bày tỏ cảm xúc và những ước muốn của bạn với những khác theo chiều hướng tích cực và mang tính xây dựng cao.
Giao tiếp quyết đoán cho phép bạn nhận biết thông tin rõ ràng và không gặp phải những điều trở ngại hay bị chê trách từ người khác.
4 bước để giao tiếp quyết đoán
Bước 1: hãy truyền thông điệp một cách rõ ràng
Chị Hiền không biết cách nói rõ với chồng mình là cô cảm thấy bị áp lực thế nào khi phải dành nhiều thời gian để chăm sóc gia đình mà không có thời gian cho bản thân và cả chồng cô nữa. Khi có cơ hội nói chuyện vói chồng thì cô lại lúng túng, nói lắp ba lắp bắp và không tự tin. Vì thế mà chồng cô đã không hiểu điều cô muốn nói.
Để giao tiếp có quyết đoán hãy chú ý vào tư thế và nét mặt của bạn. Đặc biệt hơn là hãy chú ý vào âm lượng của giọng nói và cả những từ ngữ mà bạn thốt ra.
Một người có kỹ năng giao tiếp quyết đoán họ sẽ tập trung nhiều vào sự thể hiện hành vi của người đối diện hơn chứ không phải là tập trung vào tính cách họ.
Bước 2 : học cách lắng nghe
Người quyết đoán thường sẽ phát triển rất nhiều về khả năng lắng nghe. Dĩ nhiên, nghe thì dùng tai, nhưng để lắng nghe thật sự là biết lắng nghe bằng cả trái tim. Để trở thành người giao tiếp tốt, hãy bắt đầu là một người lắng nghe tốt.
Bước 3: Thay đổi ngôn ngữ
Hãy bắt đầu cuộc trò chuyện bằng câu “ tôi cảm thấy” thay vì nói “ bạn nên”
giao tiếp và thay đổi
Từ ngữ có sức mạnh có thể giúp người khác đánh giá được kinh nghiệm chúng ta như thế nào và cách ta phản ứng với một vấn đề ra sao. Đó là lý do vì sao người có kỹ năng giao tiếp quyết toán thường tập trung vào hành vi ( không phải tính cách), chú ý vào điểm chính, đừng đánh giá hay “gán nhãn” cho người khác, và làm người khác cảm thấy là “tôi” đang nói chứ không phải “bạn”.
Trong trường hợp của chị Hiền như trên, chị đã có gắng bày tỏ sự việc với chồng và đã có kết quả tốt. Chị ấy nói: “ Anh yêu, em yêu anh và muốn ở bên anh, nhưng em cũng cần dành một chút thời gian cho bản thân và cho anh. Với khối lượng công việc và trách nhiệm như hiện tại, thật khó để em có không gian cho anh và cho mình. Anh có thể chia sẻ giải pháp cùng em? ”
Bước 4: Hãy biết nhận trách nhiệm
Tức giận thường là 1 quá trình xung đột leo thang liên quan đến cả hai người gây khó chịu cho nhau, có thể nhất thời hoặc trong một thời gian dài.
Ta thường đổ lỗi cho nhau khi có xung đột xảy ra, nhất là khi ta tức giận. Nhưng khi bình tâm lại, người giao tiếp quyết đoán sẽ nhận ra một phần trách nhiệm thuộc về mình. Việc chấp nhận đó chính là dấu hiệu thể hiện sự trưởng thành về tình cảm và từ đó có thể tạo ra bầu khí thân thiện hơn với mọi người.
Hãy thử nói những câu này để cải thiện trong giao tiếp:
- “Lúc đó mình nóng quá. Cho mình xin lỗi nhé!.
- “Mặc dù em vẫn cảm thấy mình đúng nhưng có lẽ hành động của em đã không đúng. Em xin lỗi anh nha.”
- Anh chưa bao giờ nghĩ về điều này bằng cách đó. Hãy cho anh thời gian để anh bắt đầu thay đổi với cách này hen.”