Nghệ thuật và kĩ năng giao tiếp ứng xử sẽ giúp bạn tự tin hoàn thiện mình, trở thành một người giao tiếp lịch thiệp và nói chuyện có duyên.
Lời nói chẳng mất tiền mua,
lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Trong kỹ năng giao tiếp, lời nói được xem là công cụ kỳ quan trọng giúp chúng ta tạo được mối thiện cảm với người khác. Bất cứ ai trong chúng ta cũng muốn nói được nghe những lời nói dễ mến, thân thiện và ấm áp.
Tuy nhiên, trong những trường hợp nhạy cảm, chúng ta thường bối rối không biết lựa chọn cách nói thế nào để làm cho đối phương cảm thấy tốt hơn. Dakota xin chia sẻ với bạn 7 mẹo nhỏ giúp bạn xử lý linh hoạt trong những tình huống khó khăn để cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình nhé.
Xác định đúng tình huống
Trong những tình huống khó khăn, đôi khi chúng ta thường lúng túng, không biết phải bắt đầu xử lý như thế nào, có thể chúng ta sẽ đánh trống lảng sang chuyện khác. Nhưng liệu giải pháp đó có hiệu quả? Nếu một người nào đó đang gặp rắc rối và cần bạn gỡ rối, trước tiên hãy xác định đúng vấn đề người đó đang gặp phải.
Vào một ngày đẹp trời, cô cháu gái chạy đến, khóc ầm ĩ và nói với tôi: “Chẳng có ai thương con cả. Mọi người chỉ quan tâm bé Út thôi”. Những lúc thiếu cẩn trọng, có lẽ tôi sẽ lảng sang chuyện khác, chẳng hạn như “Tại sao chúng ta không đi mua cái gì đó nhỉ?” hay “Làm gì có chuyện đó được, không phải thế đâu”. Thay vì thế, tôi đáp “Con là cô bé ngoan, dễ thương. Con biết là mọi người ai cũng yêu quý con mà.”Đó là điều cô bé muốn được nghe, vì thế cô bé sẽ nín khóc ngay.
Bạn không thể nào chữa lành vết thương của người khác nếu cố tình lãng tránh vấn đề. Vì vậy, hãy để ý bước đầu tiên là xác định đúng tình huống nhé!
Xem thêm kỹ năng lắng nghe hiệu quả trong giao tiếp.
Đừng cố gắng làm ra vẻ mình biết trước những gì sẽ xảy ra
Một người bạn nói với tôi rằng anh ta thực sự mệt mỏi và chán nản về quyết định ly hôn. Mọi người đều nói với anh như thể ly hôn là điều không thể nào tránh khỏi. Thậm chí mọi người thường tỏ vẻ đứng về phía anh ta và nói “Mọi thứ rồi sẽ tốt thôi, giống như lúc mày còn độc thân đấy!” hay “Dĩ nhiên là mày sẽ lại làm việc, hẹn hò và trở lại như một cuộc sống bình thường thôi. Đừng quá bi quan”. Những lời dự đoán này không làm vơi đi nỗi đau ẩn chứa trong lòng người khác.
Bắt đúng mạch đối phương
Mỗi người có một nhu cầu khác nhau trong giao tiếp. Có người thích trả lời những câu hỏi gợi mở của bạn và kể mọi ngóc ngách câu chuyện mà họ đang trải qua. Có người muốn điều ngược lại, đơn giản, ngắn gọn. Vì vậy, hãy bắt đầu bằng một câu hỏi chung chung “Vấn đề của bạn như thế nào?” “Bạn đang làm như thế nào?” và dò xem người đó muốn bạn nói chuyện ra sao.
Đừng phản đối
Khi một điều không hay xảy ra với ai đó, mọi người thường tìm những lỗi lầm ra để nói để như một cách để chứng tỏ rằng họ không bao giờ phạm phải lỗi lầm đó. Những câu nói như “Tôi đã nói là bạn nên bỏ thuốc đi mà”, “Tôi chưa bao giờ tin cô ta cả”, “Anh phải biết là anh không bao giờ biết đặt giới hạn cho bản thân” … đều không thể giúp ích được gì
Đừng để bị cám dỗ là so sánh với kinh nghiệm đau thương của mình
Có vẻ như đưa ra kinh nghiệm đau buồn của mình ra là một cách để tỏ ra sự đồng cảm với tình huống của đối phương. Song, chúng lại không mang lại kết quả như mong muốn. Một người vừa bị sẩy thai được bà hàng xóm so sánh với việc bà bị mất đi chú chó cưng. Và một người có đứa con bị mắc phải căn bệnh hiểm nghèo được so sánh với nỗi đau khi gia đình tan vỡ. Bạn thấy đấy! Việc cố gắng tìm ra tình huống tương tự để diễn tả sự đồng cảm cũng không mang lại lợi ích đáng được mong đợi.
Biết được cảm giác của người khác
Tâm lý chung là ai cũng muốn người khác hiểu đúng tâm trạng, cảm xúc của mình. Đừng cố thuyết phục người khác “Bạn không ngớ ngẩn đâu”, “Không có lý do gì phải dằn vặt mình cả”, “Không ai thỏa mãn với công việc đầu tiên cả”. Phủ nhận cảm xúc của người khác là một thất bại trong giao tiếp. Nếu biết được những cảm nhận tiêu cực của người khác chúng ta có thể giúp họ dần xua tan chúng đi.
Hòa theo mạch nói chuyện của đối phương
Khi bạn nói chuyện với một người đang gặp rắc rối gì đó, bạn sẽ thấy họ có xu hướng giữ cuộc nói chuyện xoay quanh một vấn đề của họ. Dường như đó là cách để họ cảm thấy nhẹ nhõm và giải tỏa hết những nỗi ưu tư trong tâm hồn. Vì thế, bạn hãy để họ trút bầu tâm sự với mình nhé!
Nghĩ về nhu cầu của người khác
Thỉnh thoảng bạn không biết nên nói về vấn đề gì, hãy nghĩ về suy nghĩ của người không được nói. Hồng, một người bạn của tôi chia sẻ rằng cô ấy rất yêu quý và thân thiện với gia đình chồng. Khi anh trai của chồng chuẩn bị kết hôn, cô ấy cảm giác ghen tị với cô dâu mới và lo lắng về cảm giác thay đổi trong gia đình. Vào buổi tối trước đám cưới, khi mọi người quây quần bên mâm cơm, mẹ chồng nhẹ nhàng nói nhỏ với Hồng “Hồng! Con luôn là cô con dâu hiền của mẹ”. Cô ấy chia sẻ với tôi rằng lúc đó hình như mắt cô ấy rưng rưng, lòng ngập tràn hạnh phúc.
Tôi nghĩ rằng đó là câu nói tuyệt vời mà Hồng cần được nghe. Mẹ chồng của cô ấy dường như hiểu được cảm giác của cô con dâu. Cô ấy không bị so sánh với chị dâu, cũng không bị thay thế chỗ đứng trong lòng mọi người. Nhưng đó chính xác là những gì cô cần được nghe.
Hy vọng với những mẹo nhỏ này, bạn sẽ không còn bối rối khi nói chuyện với một người đang gặp rắc rối. Dakota tin rằng bạn sẽ trở thành một người nói chuyện hết sức tâm lý, bắt mạch đúng nhu cầu và đưa ra những câu nói làm ấp áp trái tim người khác.